Việt Nam Thời Báo

VNTB- Sau 4 năm: Lại ‘khởi động lại quy chế thị trường cho Việt Nam’!

Minh Quân
(VNTB) – Một trong những “thành tích” trong chuyến đi Mỹ cuối tháng 5/2017 của Thủ tướng Phúc là “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường cho Việt Nam”.

Cuộc gặp giữa ông Phúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross: sau 4 năm, mọi chuyện vẫn chưa có gì thay đổi.

Kết quả  – hay lời yêu cầu trên – xuất hiện trong cuộc gặp giữa ông Phúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross. Thủ tướng Phúc đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, còn Bộ trưởng Ross đã “nhất trí” hai bên cần khởi động lại cơ chế này…
4 năm trước, một thủ tướng khác của Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đặt chân đến New York như ông Phúc mới đây, cũng đã “đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam” – một đề nghị được ông Phúc lặp lại không sai một chữ.
Chưa kể các nhân vật của bên đảng là Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng cũng một đề nghị trên mỗi lần đi Mỹ. 
Nhưng sau 4 năm, mọi chuyện vẫn chưa có gì thay đổi.
Vì sao Mỹ và phương Tây lại chưa chịu công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường?
Lý do đơn giản là những tiêu chí quan yếu nhất của kinh tế thọi trường như công bằng trong cạnh tranh, minh bạch, chống tham nhũng… đều chưa dược Việt Nam thỏa mãn, và trong thực tế còn cách xa mức đáp ứng. 
Bằng chứng lộ diện nhất là hãy đối chiếu giữa khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân. Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 2/3 tổng tài sản, 60% nguồn vốn tín dụng, 70% nguồn vốn ODA và được ưu đãi rất lớn về khả năng tiếp cận tín dụng và những điều kiện về chính sách, nhưng lại hoạt động quá tệ. Ít nhất 30% doanh nghiệp nhà nước bị lỗ và khối này chỉ đóng góp được khoảng 1/3 tổng sản phẩm xã hội. Gần như ngược lại, khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1/3 tài sản, chẳng mấy được ưu đãi về tín dụng và chỉ có thể “hớt cặn” vốn ODA, lại còn bị phân biệt đối xử đủ đường, nhưng lại tạo ra đến 2/3 tổng sản phẩm xã hội.
Thế nhưng cho tới Hội nghị trung ương 5 vào tháng 5/2017 của đảng cầm quyền, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn được xem là “chủ đạo” trong cái gọi là “Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Kết quả của “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là sau một thời gian dài để mặc quốc nạn tham nhũng tàn phá xã hội, cuối cùng mọi chuyện đã tồi tệ đến mức nợ công quốc gia lên đến 210% GDP (khoảng 420 tỷ USD), cùng lời tán thán của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào đầu năm 2017 về “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Nhưng với giới chóp bu Việt, khi cần tỏ ra kiên định thì luôn “chua” tính từ trên vào bất cứ khẩu hiệu nào. Nhưng để đối ngoại thì lại giấu kín vào túi quần. Từ năm 2013, những chuyến đi Mỹ của các nhân vật Trương Tấn Sang – khi đó còn là chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng – khi đó còn là thủ tướng, vẫn một mực đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Không hề có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Việt Nam lại là quốc gia tỏ ra hăng hái với kinh tế thị trường, trên đầu môi chót lưỡi, đặc biệt khi cần phải “vác rá xin viện trợ”.
Chỉ có điều, trong tất cả các định chế về vay mượn tín dụng trên thương trường quốc tế, lại hoàn toàn không có một nội dung nào đề cập hoặc chấp nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mà chỉ là kinh tế thị trường…

Thách thức đang rất lớn: với “Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ông Nguyễn Phú Trọng, làm sao và bao lâu nữa Việt Nam mới có được “quy chế thị trường đầy đủ” để có thể nhận ưu đãi về thương mại và đầu tư từ quốc tế?

Tin bài liên quan:

VNTB- Thất bại của Quốc hội trước sân bay Long Thành

Phan Thanh Hung

VNTB- Ai phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 40%?

Phan Thanh Hung

VNTB- Vì sao ông Đinh La Thăng bật ra ‘vương quốc riêng’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo