VNTB- Sáu nước ở Đông Nam Á được xếp vào những cường quốc quân sự trên thế giới

Forbes, ngày 28/12/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Trung Quốc có lực lượng vũ trang mạnh nhất ở Đông Á. Nó được xếp hạng dưới mỗi Hoa Kỳ và Nga trên toàn thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa hai chiếc F-16 máy bay chiến đấu và hai máy bay trinh sát để theo dõi một tàu sân bay của Trung Quốc khi nó chạy gần vùng lãnh hải của Đài Loan trong tuần này. Sau một vòng đầu tiên ra đại dương, tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về căn cứ ở Trung Quốc.
Nhưng tiềm năng quân sự của Đài Loan đứng thứ 10 ở châu Á theo xếp hạng của GlobalFirePower.com trong đó Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba. Ngoài ra ở châu Á, Nhật Bản đứng thứ 4 và Hàn Quốc số 6. Indonesia đứng thứ tám và tiếp đó là Việt Nam. Tất cả các nước trên có lực lượng vũ trang được xếp hạng trong top 20 của 126 quốc gia trên cơ sở dữ liệu phân tích trên toàn thế giới, hơn cả châu Âu và Trung Đông. Khảo sát trên đánh giá các nước dựa trên vũ khí, quân số (bao gồm cả dự bị) và số quân sẵn sàng cho chiến dịch quân sự quy mô toàn quốc. Vị trí địa lý cũng có thể giúp tăng thứ hạng về quân sự của một quốc gia.
Tại sao các quốc gia Đông Á lại tăng cường lực lượng vũ trang của mình thì ta đi ngược lại với tàu sân bay Trung Quốc – được gọi là Liêu Ninh và dường như là duy nhất của Trung Quốc? Các lực lượng vũ trang mạnh nhất trong khu vực bên ngoài Trung Quốc đã tăng cường chủ yếu để chống lại Trung Quốc. “Trung Quốc là yếu tố duy nhất gây ra đại hóa quân sự trong khu vực”, Denny Roy, thành viên cao cấp của Trung tâm Đông-Tây, một think-tank của Hoa Kỳ, cho biết.
Xếp theo thứ tự sức mạnh quân sự của các nước Đông Á, ngoại trừ Trung Quốc:
1. Nhật Bản: Mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố trong tuần này tại một đài tưởng niệm Thế chiến II ở Hawaii rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ bắt đầu một cuộc chiến khác, lực lượng tự vệ tự như tên gọi của nó có ba tàu sân bay và 287 máy bay chiến đấu. Đất nước này đang tuần tra một đường biển dài hàng ngàn cây số từ bờ biển phía nam của mình để theo dõi máy bay và tàu chiến của Trung Quốc. Hai quốc gia tranh giành Senkaku/Diaoyudao, và Bắc Kinh không hài lòng khi Tokyo kiểm soát quần đảo bao gồm 8 đảo không có người ở này.
  

Lục quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực hành tập trận thường niên ở dãy núi Higashi Fuji ở Gotemba, phía tây nam Tokyo, ngày 25/8/2016 (AP Photo / Eugene Hoshiko)
2. Hàn Quốc: Quân đội có trụ sở ở Seoul có 406 máy bay chiến đấu và 214 hệ thống tên lửa với đối tượng chủ yếu là Bắc Triều Tiên với một nền quân sự đứng thứ 25 của thế giớivà được trang bị vũ khí hạt nhân. Nhưng Trung Quốc đứng sau Bắc Triều Tiên, vì vậy Seoul đang phát triển quân sự để chống lại Bắc Kinh.
  
3. Indonesia: Quân đội Indonesia không tăng cường bởi vì Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này với hơn 13.000 hòn đảo có 66 tàu bảo vệ bờ biển và 12 đơn vị tàu hải quân với thủy lôi để đối phó với cướp biển và đánh bắt cá bất hợp pháp. Nhưng kể từ năm ngoái Indonesia phát hiện tàu Trung Quốc liên tục vi phạm hải phận của nước này ở gần quần đảo Natuna. Bắc Kinh cho rằng vùng biển này thuộc một phần của tuyên bố sở hữu 95% của toàn bộ Biển Đông, trải dài từ Đài Loan đến Singapore.
4. Việt Nam: quốc gia Đông Nam Á này có tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông, và chính Việt Nam cũng đòi sở hữu nhiều trong vùng biển này. Quốc gia này cũng đã có chiến tranh với Trung Quốc vào những năm của thập kỷ 70. Hiện Việt Nam có 73 máy bay chiến đấu và 5 tàu ngầm từ đầu năm nay. Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán nó vũ khí sát thương cho Việt Nam. “Việc mua sắm tàu ​​ngầm của Việt Nam sẽ tăng chi phí cho Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động hàng hải trong một dải 200-300 hải lý dọc theo bờ biển của Việt Nam”, Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp cho châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một think-tank tại Washington, dự báo.
5. Đài Loan: Trung Quốc là mối đe dọa duy nhất nhưng lại là mối đe dọa vô cùng lớn. Trung Quốc đã tuyên bố hòn đảo tự trị này là của mình từ những năm 1940 và không bao giờ bỏ khả năng sử dụng quân sự để chiếm lại. Đài Loan có bốn tàu ngầm và 287 máy bay chiến đấu, theo cơ sở dữ liệu. Quan hệ Đài Loan-Trung Quốc đặc biệt căng thẳng kể từ khi tổng thống mới nhậm chức năm nay ở Đài Bắc. Diễn tập quân sự công khai tại Đài Loan thường được thiết kế để xử lý một kịch bản chiến tranh Trung Quốc.
—————

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)