VNTB – Sáu tháng sau khi Trung Quốc đàn áp giới luật sư: mất tích

Thạch Lam Trần (VNTB) Nhân viên an ninh Trung Quốc trùm đầu họ và tống mạnh vào một chiếc xe. Và kể từ đó, họ biến mất – biệt vô âm tín, theo AFP ngày 8.1.


Sáu tháng trước đây, cuộc đàn áp lớn nhất của Trung Quốc đối với 130 luật sư nhân quyền.

Trong số những người bị bắt đi ít nhất 16 người vẫn còn bị giam bí mật, gia đình của họ bị cô lập và sống trong sợ hãi.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sử dụng các quy định của pháp luật nhằm chấm dứt các hành vi trái pháp luật.
“Đảng Cộng sản sử dụng vũ khí để duy trì quy tắc. Chúng ta không thể sử dụng súng, nhưng ít nhất chúng ta có thể sử dụng luật pháp,” Yu Wensheng, một luật sư cho biết.
Ông đại diện bầu chữa cho luật sư Wang Quanzhang, nhưng cũng chai sẻ rằng, cảnh sát đã cản trở ông gặp thân chủ của mình cũng như giữ kín địa điểm giam giữ.
Trong văn bản mà phía cảnh sát chuyển cho ông vào tháng trước cho thấy Wang – người bảo vệ các thành viên của các nhóm tôn giáo Pháp Luân Công – bị buộc tội “kích động lật đổ nhà nước”.
Văn bản cho biết thê, Wang bị biệt giam trong các nhà tù không chính thức.
“Trong một trại giam có những quy tắc, và các công tố viên có trách nhiệm. Nhưng với biệt giam ở các nhà tù không chính thức, thì chỉ có mỗi cảnh sát “, Yu nói. “Chúng tôi nghi ngờ họ bị tra tấn.”
‘Quy định của pháp luật’
Tòa án của Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng Cộng sản, các lời thú tội mang tính cưỡng bức thường được sử dụng làm bằng chứng và kết tội 99,9% vụ án hình sự.
Trong thập kỷ vừa qua một nhóm nhỏ luật sư, đòi tòa án bồi thường – cho những hành vì mà họ gọi là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Bao gồm bức cung, “nhà tù đen”, bị bắt vì tự do ngôn luận và đức tin tôn giáo.
“Đảng Cộng sản sử dụng vũ khí để duy trì quy tắc. Chúng ta không thể sử dụng súng, nhưng ít nhất chúng ta có thể sử dụng luật pháp,” Yu Wensheng, một luật sư cho biết. © Fred Dufour (AFP)
Công ty luật Fengrui (Bắc Kinh), nơi bảo vệ nạn nhân của lạm dụng tình dục, và các thành viên của các nhóm tôn giáo bị cấm, các học giả bất đồng chính kiến, là trung tâm của cuộc đàn áp với bảy nhân viên bị bắt giam.
“Về cơ bản những gì đảng-nhà nước cố gắng làm cho ta một ví dụ. Liệu chính phủ có thực sự cần luật sư bào chữa,” Eva Pils, một chuyên gia luật pháp tại trường Đại học King London, nói với AFP
‘Băng đảng tội phạm’
Sáng lập Fengrui – Zhou Shifeng, người đã khuyên các gia đình có con bị ngộ độc do uống sữa bột trong một vụ bê bối năm 2008, đã bị dẫn đột từ một khách sạn vào một mui xe vào ngày 10 Tháng 7 tại Bắc Kinh, một nhân chứng nói với AFP.
Một tuần sau đó truyền hình nhà nước cho thấy ông đang “xưng tội” vì có “mối quan hệ không phù hợp” với ít nhất năm người phụ nữ.
Phát thanh viên CCTV cho biết các luật sư đã lừa khách hàng và “gây rắc rối” tại tòa án.
Còn Tân Hoa Xã đã mô tả các luật sư như một “băng đảng tội phạm”.
Yu nói Fengrui đã khuấy lên nỗi sợ hãi lớn nhất của Đảng Cộng sản – tổ chức bất đồng chính kiến ​​- bằng cách kết nối “người dân” và các nhà hoạt động.
Tại một cuộc họp quan trọng trong năm 2014, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đang theo đuổi các “quy định pháp luật đặc sắc Trung Quốc”, cam kết sẽ bảo vệ quyền và luật sư, tạo ra ‘một hệ thống tư pháp công bằng hơn để xoa dịu sự phản kháng đang lan rộng.’
Nó cho thấy, đảng cầm quyền – đã thắt chặt kiểm soát đối với bất đồng chính kiến ​​kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền – tạo uy quyền của mình đối với hệ thống pháp luật.
Các vụ bắt giữ là sự “sự nhạo báng đối với tuyên bố của chủ tịch Tập Cận Bình về các quy định của pháp luật,” Sophie Richardson, Giám đốc Tổ chức quan sát nhân quyền Trung Quốc cho biết.
‘An ninh quốc gia’
Vợ của Li Heping, người đã bảo vệ các nhà văn bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động môi trường, bất lực khi một đám đông cảnh sát bắt giữ chồng cô ở nhà, và đến nay, vẫn còn mất tích.
“Không có gì đảm bảo rằng anh ấy còn an toàn”, Wang Qiaoling nói với AFP.
Cảnh sát cho luật sư biện hộ biết, Li Heping ‘đang bị giam giữ ở đâu đó trong các cảng phía bắc Thiên Tân’, và từ chối việc cho tiếp xúc vì lý do “an ninh quốc gia”.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)