Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao các ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 nên lo lắng về Trung Quốc?

Thái Thịnh (VNTB) Thế giới có thể quan tâm đến ISIS, vấn đề hạt nhân của Iran, sự sụp đổ kinh tế Hy Lạp và thái độ hiếu chiến của Vladimir Putin. Nhưng trong câu chuyện địa chính trị của thế giới ngày nay, thì những ứng viên Tổng thống Mĩ năm 2016 sẽ làm gì với Trung Quốc?, theo CNN 7/7.

Sự lớn mạnh của Trung Quốc tại châu Á đặt ra một vấn đề với chính sách ngoại giao của Mĩ, nói cách khác, đó là chính sách của vị Tổng thống mới của Chúng Quốc Hoa Kỳ vào ngày 20/01/2017. 

“Không phải ISIS, Iran hay là Nga, về lâu dài, Trung Quốc mới là quốc gia chứa đựng tiềm năng thách thức Mĩ,” Aaron Friedberg, một cựu an ninh quốc gia, phụ tá cho Phó Tổng thống Dick Cheney cho biết.

Nhưng cho đến nay, ngoài ông trùm Donald Trump ra, thì không ai trong số ứng viên tổng thống 2016 đưa Trung Quốc lên trên chương trình nghị sự chiến dịch của họ. 

Douglas Paal, cựu Trưởng phòng đại diện Đài Bắc của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) cho biết: “Công chúng dành sự quan tâm nhiều đến ISIS và Nga trước khi họ nhận ra Trung Quốc là vấn đề nặng ký hơn”

Trung Quốc và dự án năng lượng

Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, bồi lấp đảo san hô trên vùng Biển Đông và áp đặt yêu sách chủ quyền lên khu vực này, làm leo thang căng thẳng trong khu vực, và ngay đối với Mỹ. Một trong những hòn đảo nhân tạo có cả một đường băng, nhiều lo ngại về việc Bắc Kinh sử dụng hòn đảo này làm tiền đồn để kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.

Đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc đã ra Sách trắng về quốc phòng, trong đó nhấn mạnh ưu tiên “các vùng biển rộng” cho hải quân nước này, đồng thời Bắc Kinh cũng thiết lập vùng hạn chế không lưu mới ở Biển Đông, bỏ mặc sự phản đối của Mỹ.
 Trong khi đó, tin tặc Trung Quốc được cho là đứng đằng sau một cuộc tấn công và lấy cắp dữ liệu nhân viên chính phủ Mĩ, gây nguy cơ lộ điệp viên Mỹ ở nước ngoài.

Và ngay trong vấn đề kinh tế, sự giảm tốc rõ rệt trong tăng trưởng GDP của người khổng lồ cộng sản gây lo ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

“Trung Quốc là một cường quốc đang lên,”, cựu giám đốc CIA Michael Morell nói với Erin Burnett CNN. 

“Họ muốn sức ảnh hưởng hơn.”

Ông nhấn mạnh: “Đây sẽ là một vấn đề quan trọng đặt ra cho tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.”

Trump để mắt vào Bắc Kinh

Trong số 2.016 ứng cử viên Tổng thống, chỉ Trump mới phát ra tín hiệu về quan hệ Mỹ-Trung.

“Mọi người nói, ‘Ồ, ông  không thích Trung Quốc,'” Trump cho biết trong bài phát biểu công bố vào tháng trước. “Không, tôi yêu họ. Nhưng các nhà lãnh đạo của họ thông minh hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo của chúng tôi, và chúng tôi không thể tiếp tục duy trì điều đó.”

Một ứng cử viên đảng Cộng hòa hàng đầu, Jeb Bush, đã thông qua một phương pháp tiếp cận truyền thống với Trung Quốc, cảnh báo rằng, giữ sự mật thiết với mối quan hệ với Bắc Kinh là điều quan trọng để ngăn chặn bất đồng vượt quá tầm kiểm soát.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng đưa ra những gợi ý đầu tiên trong chính sách Trung Quốc.

Rubio đề cập trong một bức thư gửi cho Obama vào tháng trước rằng ông “quan ngại sâu sắc” về cách mà chính phủ Trung Quốc hành động gần đây, “hung hăng chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta.”

“Chúng ta cần phải nhìn thấy một sự thay đổi trong hành vi của Trung Quốc hoặc những hậu quả thực sự do những hành động ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc,” Rubio đã viết.

Bà Clinton với Trung Quốc

Clinton đã có một mối quan hệ đôi khi căng thẳng  với lãnh đạo của Trung Quốc, bắt đầu từ bài phát biểu của tại Hội nghị thế giới về phụ nữ vào năm 1995 (Bắc Kinh), trong đó bà phản đối gay gắt chính sách con một của chính quyền Trung Quốc.

Là nhà ngoại giao hàng đầu của Obama, Clinton bác bỏ quan điểm cho rằng Washington muốn kiềm chế Trung Quốc. Nhưng bà cũng là một kiến ​​trúc sư của Obama trong chiến lược xoay trục châu Á, trong đó sử dụng các nước láng giềng và đồng minh để “bao vây” Trung Quốc.

Bà cũng chọc giận Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Việt Nam trong năm 2010 bằng quan điểm rằng, tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết trong một diễn đàn đa phương hơn là giữa các quốc gia riêng lẻ, như Trung Quốc muốn.

Clinton cũng chủ trì các cuộc đàm phán căng thẳng với các quan chức cấp cao Trung Quốc liên quan đến số phận của Chen Guangcheng  – một nhà bất đồng chính kiến ​​khiếm thị, người tìm nơi trú ẩn trong đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào năm 2012.

Tùy thuộc vào tình trạng mối quan hệ, tổng thống kế tiếp có thể phải cân nhắc xem liệu những lý do chiến lược đã được củng cố kể từ khi Tổng thống Richard Nixon đặt ra với Trung Quốc trong năm 1970 có cần phải điều chỉnh.

Nhất là gần đây, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một cấu trúc kinh tế và an ninh khác trong khu vực; trong đó có sự ra đời của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, thu hút các đồng minh của Mĩ tham gia.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.