Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao Tô Lâm không xứng làm đầu đảng?

Tô Lâm

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Về khả năng nghề nghiệp và năng lực cá nhân, có nhiều chuyện cho thấy Tô Lâm là người bất tài.

 

Trong hàng chóp bu của đảng có nhiều người với gương mặt có vẻ hiền từ, như Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm, cũng như những người khác. Tô Lâm lúc không mặc quân phục có vẻ như là một người bình thường, dầu rằng cái bụng có vẻ thiếu thể dục và thể chất có phần bạt nhược. 

Nhưng vấn đề nhân sự và tài đức cá nhân không phải là điểm chính, bởi cái thể chế mà Hồ Chí Minh dàn dựng những năm 1930 nhận ở đầu vào những con người bình thường và phun ra ở đầu ra những kẻ thiếu tài và bất nhân làm lãnh đạo. Họ là nạn nhân của một thể chế độc hại.

Tôi chắc bà con bên nhà cũng hơi khó lòng nói thẳng trước quyền lực, nên câu hỏi về tài đức của Lâm chắc ít có người bàn luận từ phương diện người dân, nhất là dân đang bị truy cập và đày ải, những tù nhân lương tâm bị bộ máy của Lâm giam cầm và trấn áp, cũng như những người bị rượt đuổi phải rời bỏ quê hương gần đây. 

Về khả năng nghề nghiệp và năng lực cá nhân, có nhiều chuyện cho thấy Tô Lâm là người bất tài. Bài học đầu tiên trong ngành tình báo là an ninh hay điệp viên không thể biến cá nhân thành chủ đề của những câu chuyện không hay trên báo chí, nhất là khi cá nhân đó là người đứng đầu bộ máy an ninh. 

Tháng 11/2021, video quay cảnh Tô Lâm, được “Thánh rắc muối” Salt Bae chế biến và đút cho ăn món bò dát vàng đang gây xôn xao mạng xã hội. Trong bữa ăn đắt tiền cho ê kíp của Lâm, không một ai trong số đó có đủ thông minh để thấy trước được sự cố là Salt Bae có thể quay video và lan truyền cái video ấy lên mạng để quảng cáo cho thương hiệu của y. 

Không ai có kỳ vọng là Lâm có tài như điệp viên 007 trong khi hành sự, nhưng một điệp viên hạng tồi nhất bên trời Âu cũng biết là điệp viên phải làm việc trong bóng tối – và khi cả ê kíp điệp viên bị đưa lên mạng bảo xã hội, thì đó là chứng cớ về một bọn thiếu năng lực nghề nghiệp, hay nói trắng ra là rất ngu. 

Nhưng Lâm còn ngu hơn nữa. Thay vì nhận thức được sự ngu xuẩn của mình trong vụ “ăn bò dát vàng”, Lâm còn khuấy dư luận lên để quảng cáo cho sự ngu xuẩn của chính mình. Tháng 9/2022, khi dư luận mạng xã hội đã gần quên đi chuyện Lâm ăn bò dát vàng đắt tiền giữa lúc dân chết trong đại dịch, Lâm lại dùng quyền lực và ảnh hưởng với công an Đà Nẵng để bắt giam nhà hoạt động xã hội ông “Thánh Rắc Hành” Bùi Tuấn Lâm. 

Một lần nữa, chính Lâm làm mạng xã hội nổi sóng. Dân mạng cho rằng kẻ đáng bị bắt là Tô Lâm chứ sao lại bắt Tuấn Lâm, ông Tô Lâm tham nhũng mới có tiền ăn bò dát vàng, còn ông Tuấn Lâm chỉ có rắc hành và bán mì phở mà thôi. Xét ra trên năng lực làm việc trong ngành an ninh, Lâm chưa qua được lớp căn bản cho hoạt động an ninh. Nhưng Lâm lại lạm quyền để làm chuyện bậy.

Năm 2016 Lâm lên làm trùm công an, nên vụ đàn áp rồi tấn kích vào làng Đồng Tâm năm 2017 là biểu tượng tận cùng của sự bất tài và ngu xuẩn hết chỗ nói của lực lượng công an. Bộ của Lâm có ngân quỹ khổng lồ hàng trăm ngàn tỉ, nhưng lực lượng của Lâm loay hoay thế nào để bị dân Đồng Tâm bắt giữ hơn 10 công an làm con tin. Xuất sắc!

Chưa đủ đâu, Lâm điều động lực lượng đi đánh lén dân Đồng Tâm vào một rạng sáng năm ấy. Tính chính danh trong cách làm việc của Lâm gần như con số không.

Lâm loay hoay thế nào mà có đến bốn công an chạy cà xàng thế nào để rớt xuống giếng. Mức độ kém cỏi ở đây vượt quá sức tưởng tượng của sự chuẩn bị tồi tệ nhất cho một cuộc tấn kích. Lại xuất sắc!

Năm 2016, Trịnh Xuân Thanh, lúc ấy làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị khởi tố về tham nhũng khi Thanh làm chủ tịch hội đồng Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, Thanh đã nhanh chân bỏ trốn và xin tị nạn tại Đức. Năm 2017, người của Lâm đã bắt cóc Thanh giữa ban ngày tại một công viên ở Đức, rồi lén lút đưa Thanh về Việt Nam. Lâm nói láo là Thanh đã tự nguyện về nước đầu thú. 

Phía Đức coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia và đã trục xuất hai nhân viên ngoại giao Việt Nam. Năm 2022, tòa án Đức xét xử Nguyễn Hải Long, vì Long hỗ trợ và tiếp tay cho việc bắt cóc Thanh.

Ở đây Lâm cũng có quá trình ngu kép. Thứ nhất, Lâm kiểm soát được mọi yếu tố và thời điểm của chiến dịch bắt giữ Thanh nhưng Lâm đã thất bại. Thứ hai, Lâm đã tiến hành một chiến dịch bất tài nhất để bắt kẻ chạy trốn, tạo ra cơn ác mộng trong ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

Về đức độ, Lâm có thể là một tên côn đồ không quan tâm đến mạng sống con người. Các trại giam của Lâm là địa ngục trên khắp nước, nhất là chính sách tàn nhẫn trong cách đối xử với tù nhân lương tâm trong trại giam cũng như sau khi họ mãn hạn tù. Chính sách của Lâm bao gồm cả việc công an địa phương buộc chủ nhà từ chối không cho tù nhân lương tâm thuê chỗ ở. Chính sách đuổi tận giết tuyệt của Lâm cũng bao gồm việc công an địa phương buộc chủ hãng đuổi việc những tù nhân lương tâm sau khi họ mãn tù và cố gắng đi làm để sống.  

Lâm là người nhỏ nhen. Chính sách của Lâm cũng bao gồm việc chuyển tù nhân lương tâm đến giam giữ ở những lao tù thật xa để tạo khó khăn cho gia đình của họ khi đi thăm nuôi. Việc giam giữ Phạm Đoan Trang ở một địa điểm xa xôi và hạn chế thăm nuôi là chính sách giam cầm của Lâm nhằm mục đích gây khó khăn cho gia đình và hạn chế sự tiếp xúc với bên ngoài. Gia đình Trịnh Bá Tư đã nhiều lần bị từ chối thăm nuôi anh, mặc dù gia đình phải đi rất xa.

Nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn bị tòa án hoạt kê kết án 11 năm tù vì những bài báo mà anh viết. Trong trại giam, anh Tuấn dần dần bị suy kiệt sức khỏe, “còn da bọc xương”. Tuy nhiên, chính sách của Lâm từ chối không cho tù nhân đi chữa bệnh, và từ chối điều trị trong trại giam trong nhiều trường hợp tù nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Lâm đã vi phạm các công ước quốc tế khi y xử dụng các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần để cưỡng bức tù nhân lương tâm, thay vì cung cấp cho họ phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần thích hợp. Chính sách giam cầm của y bao gồm việc ép buộc tù nhân vào bệnh viện tâm thần mà không có lý do chính đáng về mặt y tế. 

Nhà báo độc lập Lê Anh Hùng cho biết anh bị “cưỡng bức” điều trị tâm thần mà không có sự đồng ý của mình, và bị trói vào giường, bị đánh đập, bị tiêm thuốc an thần. Anh Hùng chia sẻ rằng việc bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần còn “kinh hoàng” hơn cả khi anh bị giam trong tù.

Tư duy của Lâm có thể thích hợp vào thời Trung cổ, nhưng không thể chấp nhận được vào thế kỷ 21. Báo Công an bảo rằng bà Trương Mỹ Lan cần bị “loại bỏ vĩnh viễn” ra khỏi đời sống xã hội. Cách thông tin dùng từ ngữ mập mờ để chỉ án tử hình là không chính danh. Kiểu nói nầy nặng tính côn đồ và đe dọa.

Việc đổ lỗi hoàn toàn vào bà Trương Mỹ Lan rồi đề nghị hành quyết trong khi những cán bộ đảng viên tạo cơ hội cho bà Lan làm hại dân thường vẫn ung dung tự tại là một sự bất công rất to lớn. Các nghiên cứu cho thấy án tử hình không ngăn chặn tội phạm hiệu quả hơn tù chung thân. Hơn nữa, nhiều người coi án tử hình là vô nhân đạo và vi phạm nhân quyền.

Để tạm thay lời kết, nếu Lâm không làm tốt công việc ở bộ công an và y lảnh phí năng xuất tài lực và vật lực từ một ngân quỹ khổng lồ, Lâm không có tài lãnh đạo một đảng chính trị, cho dù là một độc đảng trong một chế độ độc tài toàn trị.  


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tại sao lại là chợ Bến Thành? 

Do Van Tien

VNTB – Nhân và Quả ở Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau ở những điểm nào?(bài 2)

Do Van Tien

VNTB – Tương lai Việt Nam ra sao với Tô Lâm?

Do Van Tien

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 01.04.2024 8:09 at 08:09

Nói gì thì nói, những điều được nêu ra chỉ rõ ô Tô Lâm là 1 lãnh đạo mưu trí, quả cảm, can trường, trung thành với chế độ, và đã lập được nhiều chiến công trong bảo vệ chế độ

Chính vì vậy, nên để ô Tô Lâm lãnh đạo các lực lượng vũ trang, hơn là chuyển đổi ông vào 1 vị trí không phù hợp với khả năng của ông

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo