Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao Trung Quốc gửi Dương Khiết Trì tới Việt Nam?

Ngọc Ngà (VNTB) Hôm thứ Hai, ông Dương Khiết Trì đã tới Việt Nam trong một cuộc họp dự kiến ​​với một chương trình nghị sự diện rộng. Ôn đã gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch nước Trần Dại Quang, Tổng-Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chuyến thăm của Dương là thể hiện đặc biệt trong đường lối tiếp cận với Hà Nội trước khi Tòa án Thường trực Hague – đưa ra phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philiphines với Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Ông Dương Khiết Trì là đặc phái viên đặc biệt “hòa giải” quan hệ hai quốc gia.
Ở Việt Nam, ông Dương được phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn dắt như là biểu hiện của một hướng đi, “xử lý một cách thích hợp tranh chấp và các vấn đề có liên quan”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hai bên “kiểm soát tốt xung đột, thúc đẩy cơ chế đàm phán … và tìm kiếm cơ bản và lâu dài các giải pháp dài hạn mà hai bên có thể chấp nhận thông qua trao đổi và đàm phán hòa bình”, theo Reuters .

Trung Quốc đã tham gia vào một loạt các vụ ngoại giao quốc tế trước khi phán quyết của tòa án Hague được đưa ra, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của họ cho vị thế của mình. Bắc Kinh đã từ chối tham gia tố tụng ở tòa án hoặc công nhận tính hợp pháp của vụ kiện. Thay vào đó, Bắc Kinh đã cho biết, các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bằng ngoại giao song phương.

Việt Nam và Trung Quốc đã có những tranh chấp nhất định trên vùng Biển Đông, trong đó tập trung chủ yếu xoay quanh quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng. Tại khu vực này, vùng đảo Phú Lâm – Bắc Kinh đã quân sự hóa với hệ thống tên lửa đất – đối – không…

Vào mùa hè năm 2014, Trung Quốc và Việt Nam đã có vết nứt ngoại giao lớn, khi giàn khoan dầu sâu của Bắc Kinh đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dẫn đến cuộc đối đầu giữa lực lượng hải quân hai nước.

Cũng trong năm 2014, ông Dương Khiết Trì là một trong những đặc phái viên Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam để hòa giải – tình trạng căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2014. Vào thời điểm đó, Dương đã “khuyên Việt Nam không có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của mối quan hệ song phương”, tác giả Carl Thayer cho biết trong một bài viết trên The Diplomat.

Cho đến nay, nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm tìm kiếm sự ghi nhận hợp pháp của mình trên vùng Biển Đông vẫn chưa đạt nhiều kết quả, chỉ có số ít nước đồng ý với luận điểm của Bắc Kinh. Chuyển đi lần này của Dương đến Việt Nam sẽ thuyết phục Việt Nam không nên có những động thái liên quan – nếu phán quyết có lợi cho Philiphines tại Tòa án Trọng tài Thường trực được đưa ra. Và khả năng một thông cáo như chuyến thăm vào năm 2014 sẽ tiếp tục được lặp lại.

Lược dịch từ The Diplomat

Tin bài liên quan:

VNTB – Hoa hậu, chủ quyền, nhân quyền và một Bắc Kinh lắm tiền đầy thủ đoạn

Phan Thanh Hung

VNTB – Nghiên cứu biển Đông: cần lắm những nhà nghiên cứu độc lập

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhật có thể tham gia với Mỹ trong tuần tra biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo