Việt Nam Thời Báo

VNTB- Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít: Ông Trương Đình Tuyển ‘tụng ca’ ra sao?

Minh Quân
(VNTB) – Cựu quan chức Trương Đình Tuyển – người từng là cựu bí thư Nghệ An và có thời được báo chí nhà nước tụng ca là “gần dân” khi ông đi xe đạp ra chợ, lại đang có không ít phát ngôn và hành động ủng hộ các nhóm lợi ích tàn hại đất nước và dân sinh trong thời gian gần đây.

   Cựu quan chức Trương Đình Tuyển 
Liên quan đến âm mưu tăng “thuế bảo vệ môi trường” mà cụ thể là tăng thuế xăng dầu lên đến 8.000 đổng/lít bổ đầu dân, ông Trương Đình Tuyển đã có xu hướng ủng hộ “chủ trương” này.
Mới nhất, ông Trương Đình Tuyển cho rằng đây là xu hướng chung của thế giới nhằm thay đổi cơ cấu thu, từ việc thu thuế nhập khẩu là chủ yếu sang việc thu thuế nội địa.
Lúc này, người ta còn nhớ đã có thời ông Tuyển làm bộ trưởng thương mại. Lý do “điều chỉnh cơ cấu thu” mà ông Tuyển nêu ra như thể nhân danh “kỹ trị”, nhưng lại làm lộ thêm yếu huyệt của nguồn tài chính đảng.
Bởi đến lúc này, lại có thêm một nguồn cơn sâu xa chính khiến Đảng, Chính phủ, Quốc hội phải nằng nặc đòi tăng thuế xăng dầu bổ đầu dân: do các ràng buộc trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ buộc Việt Nam phải giảm mức thuế nhập khẩu về 0%. Điều này đặt sức ép lớn lên ngân sách nhà nước. Như vậy cơ cơ cấu thu của chính phủ phải điều chỉnh, chủ yếu là thu từ trong nước.
Một lo ngại khác của các cơ quan chính phủ là số thu từ thuế xuất khẩu cũng giảm trong thời gian qua. Trong khi đó, nguồn thu lớn và có vẻ ổn định lại là thu từ quyền sử dụng đất, liên quan đến dân và các doanh nghiệp. Nếu việc thực hiện các FTA theo đúng lộ trình, nguồn thu từ ngân sách sẽ càng giảm hơn nữa và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sữa dùng để nuôi đảng lẫn một bộ máy công chức viên chức gần 3 triệu người mà trong đó có ít nhất 30% “không làm gì cả”.
Theo báo cáo chi ngân sách của Bộ Tài Chính, số phân bổ được xem là “ổn định” nhất vẫn là ngân sách chi lương cho khối hành chính sự nghiệp và khối đảng – một nét tương đồng với phát biểu “tham nhũng vẫn ổn định” của ông Huỳnh Phong Tranh thời còn là tổng thanh tra chính phủ.
Đáng chú ý là mục chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính vẫn luôn “đạt kế hoạch.” 
Trong bối cảnh ngay cả khối công ích còn bị cắt giảm ngân sách, một bất công rất lớn lại vẫn xảy ra: Bội chi ngân sách năm 2015 và năm 2016 không hề giảm, thậm chí còn có chiều hướng tăng. Nếu năm 2013 được xem là “đỉnh” của bội chi ngân sách là 6,6% GDP, thì những năm gần đây tỷ lệ bội chi cũng tròm trèm 6% GDP.
Với tình trạng bội chi bất chấp như thế, một số chuyên gia độc lập đã dự liệu rằng ngân sách trung ương sẽ không thể “kéo” qua được hết năm 2018.
Nghĩa là Việt Nam rất có thể rơi vào tình trạng giống như Argentina trong hai lần vỡ nợ vào năm 2001 và năm 2014.
Đầu năm 2017, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bất chợt phải bật ra cảnh báo về tương lai “sụp đổ tài khóa quốc gia.” Cần đặc tả là lời tán thán này là có cơ sở, bởi vì ông Phúc đã nhiều năm nắm “tay hòm chìa khóa” của chính phủ.

Việt Nam 2017. Tăng giá và thuế là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. 

Tin bài liên quan:

VNTB- Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đi Mỹ làm gì?

Phan Thanh Hung

VNTB- Từ cuối đời Thủ tướng Dũng đến đời Thủ tướng Phúc: Bán và bán!

Phan Thanh Hung

VNTB- Đồng loạt tăng viện phí: Chế độ bóp chết người nghèo!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.