Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tàu điện trên cao Hà Nội: chưa sinh đã hấp hối

Dương  Tử

 

 

(VNTB) – Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sắp sửa vận hành mà nhà thầu không phải khắc phục bất cứ một sai sót nào trong số những sai sót mà phía Bộ GTVT đưa ra.

 

Mặc dù con đường tàu 13,5 km là Dự án vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008, trước hết nó phải được trung ương Đảng ký tắt với nhau

Sau khi qua các bước tham mưu con thoi của Bộ ngoại giao. Ông ta bay sang Bắc Kinh ký tắt với TBT Hồ Cẩm Đào… 

Sau đó đến bậc nhì TT Nguyễn Tấn Dũng ngồi với người đồng cấp. Rồi đến cấp bộ trưởng giao thông và các bộ liên quan… theo thông lệ các nước cộng sản.

 

Bên kia là Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc giữ vai trò tổng thầu EPC. 

 

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng.

Sau nhiều lần điều chỉnh và đội vốn do chậm trễ tiến độ, dự án đến nay hoàn thành xây dựng với tổng mức đầu tư là (22.521 tỷ VND  tức 868,04 triệu USD), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (15.579 tỷ VND). 

Theo lý thuyết, tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông (hoặc tàu điện  ngầm) có khả năng giải thỏa ùn tắc cho một nửa thành phố về phía cửa ngõ phía  Nam.

Do trong quá trình thi công và thử nghiệm còn gặp nhiều rào cản, dự án đã có 8 lần thay đổi tiến độ hoàn thành và khai thác thương mại. Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến tháng 11/2021, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức. 

Bỏ qua không nói về việc giải phóng mặt bằng gian nan 13 ki lô mét đó vì thái độ áp đặt giả bồi thường theo Hiến Pháp ăn cướp đất của nhân dân.

Chỉ tình riêng việc đào tạo gần 900 nhân viên vận hành đã xong từ lâu nay phải cho nghỉ làm việc khác trong khi  chờ  đợi, nhiều người  đã bỏ hẳn và chọn nghề khác.

Hàng  chục vụ tai nạn xảy ra.  Nhiều người bị thương, một người chết, đè bẹp nhiều ô tô con và xe máy. Cửa ngõ  phía Nam trở nên đại lộ kinh  hoàng ám ảnh hàng triệu người dân suốt 10 năm qua.

Lúc ấy Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng nổi giận, mắng chửi thậm tệ bên tổng thầu  Trung Quốc. Đồng nghĩa với thái độ khi quân phạm thượng với lãnh đạo Đảng cả hai bên. Nhiều người cho rằng Thăng đi vào “sổ đen” từ sự cố ấy.

Uy tín của hai Đảng về  hợp tác kinh  tế xuống thấp nhất sau các vụ tranh chấp lãnh  thổ và biển đảo.

Mọi người còn nhớ, khúc xương Tàu điện CL – HĐ đã khiến cả Quốc hội mặc nghẹn đành im lặng mà nuốt.

Tại  hội trường  Quốc hội, đại biểu chất vấn gay gắt Bộ trưởng  GTVT Nguyễn Văn Thể: vì sao tự ý tăng vốn số lượng lớn không thông qua Quốc hội theo luật định ? Bộ trưởng Thể trả lời “Vì cấp trên đã ký trước rồi”. Ai cũng biết “cấp trên” là ông bà nào, và không ai kể cả chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân không dám hỏi nữa. 

Đó là bằng chứng coi rẻ quốc hội, trắng trợn đạp lên pháp luật của lãnh đạo Đảng.

Chưa hết, cách đây hai tháng, nhân dịp tay Vương Nghị bộ trưởng Ngoại giao kiêm ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng (tương đương phó thủ tướng) sang hội nghị ở Hà Nội, ông thủ tướng Phạm Minh Chính đón tiếp và phải  năn nỉ hạ giọng cầu Vương  Nghị giúp đỡ thúc giục phía Tổng thầu TQ hoàn thành việc nghiệm thu Tàu điện trên cao. Lãnh đạo đã quá ê ẩm vì dư luận  phản đối chửi rủa, lòng tin tụt hạng thê thảm khó mà chịu nổi nữa.

Vương Nghị về nước. Và đến giờ mọi việc vẫn đóng băng.

 

Tại ai ? – Tại anh tại ả tại cả đôi bên

 

Đa số dư luận đều đổ lỗi việc cù nhầy về tiến độ và chất lượng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho chất lượng nhà thầu Trung Quốc. 

Chính phủ cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nhỏ nào để gây thiệt hại cho kinh tế và uy tín của Việt Nam, nằm trong chiến lược tổng thể, bài bản, lâu dài làm suy yếu người láng giềng khó chịu nhất cho mục tiêu bành trướng trên biển của họ. Điều đó thì không có gì phải nghi ngờ và cũng đừng ai lấy làm lạ. Nhưng gây thiệt hại bằng công trình nhỏ  như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông thì có lẽ họ không đủ hứng. Bởi nếu chuyện đó xảy ra, họ ghè đá vào chân mình trước.

Những gì nhà thầu Trung Quốc đang làm, có thể xen cả vào đó một chút mục tiêu chính trị, nhưng trong trường hợp cụ thể này, khía cạnh kinh tế là chủ yếu” (ý kiến nhà văn Tạ Duy Anh ).

Sở dĩ nhà thầu Trung Quốc không mấy quan tâm đến tai tiếng mà họ đang tạo ra qua công trình xấu xí, chất lượng kém, đắt đỏ và thời gian chậm trễ thuộc loại nhất hành tinh, vì theo tôi, họ đang nắm chắc trong tay một vài con tin, đủ để họ chả việc gì phải xoắn. Dân chúng Việt cứ tha hồ nghĩ xấu về họ. Họ đã xấu với người Việt hết cỡ rồi, xấu thêm bao nhiêu cũng chả thể hơn được! Họ biết trước rằng, cuối cùng thì sẽ có lệnh miệng từ đâu đó chỉ đạo chấp nhận nghiệm thu công trình, với lý do chính thức là giữ đại cục nhưng lý do bên trong thì chỉ ông Trời và một số người biết.

Yếu tố móc ngoặc bên A và B trong quá  trình đội vốn nằm trong nghi ngờ của công luận. Một khi vẫn còn những kẻ bán nước theo kiểu gắm nhấm dần dà, xé nhỏ ra thành từng miếng cho vừa miệng, thì những gì đang xảy ra mới chỉ là vụ nhỏ, rất nhỏ.

Có  thể, đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sắp sửa vận hành mà nhà thầu không phải khắc phục bất cứ một sai sót nào trong số những sai sót mà phía Bộ GTVT đưa ra. Nếu bạn không tin, xin chờ thêm thời gian ngắn nữa.

Rõ ràng có điều gì đó khuất tất bí ẩn trong quan hệ hai bên.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ là một mắt xích trong đường dây móc ngoặc  hoặc nhóm người đã bị “bắt cóc con tin”.

Năm ngoài khi  Quốc hội bàn phê duyệt Đại dự án Đường bộ cao tốc Bắc- Nam, bộ trưởng Thể phát ngôn tuyên truyền cho Trung Cộng rằng “Đường  sắt và đường bộ thì Trung Quốc làm là tốt nhất”.

Ông Thể chỉ biết ra ga Hàng Cỏ đi tàu đường  sắt liên vận TQ nối liền sang Liên Xô đưa chân Thể đi du học Liên Xô hai lần, đại học và phó tiến sĩ. Không hề biết gì hơn hai  nước đó.

Thể không biết gì về lịch sử giao thông vận tải đường sắt của thể giới.

Đầu  thế kỷ 20, người Đức bắt đầu làm Đường sắt trên bộ xuyên Trung  Quốc (tiểu thuyết Mạc Ngôn kể chuyện này).

Đầu thế kỷ 20, người  Pháp làm Đường sắt trên bộ xuyên Việt ở Việt Nam.

Đàu thế kỷ 20, người  Mỹ đã làm xong Đường sắt trên cao (Elevated  Railroad)  ở thành phố New York, Hoa kỳ (1*)

So sánh  như vậy để thấy đường sắt Mỹ với trình độ ông nội, ông ngoại đường sắt Đức và Pháp, đừng nói tới Trung Quốc nhá.

Nếu ông Thể biết tiếng Anh đọc được truyện này hẳn sẽ không phát ngôn liều lĩnh như trên. Tiếc thay bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể  chỉ biết tiếng Nga.

____________

Chú thích:

(1*) Bằng chứng đây: 

Năm 1902, truyện ngắn của O. Henry đã nhắc tới con  Đường  Sắt Trên Cao ở  New York. (truyện The Marionettes).

Viên  cảnh sát đứng giữa góc đường Hai Mươi Bốn và một ngõ tối mịt mùng, gần nơi CON TÀU ĐIỆN TRÊN CAO chạy qua. Đã hai giờ sáng, viễn cảnh trải ra màn đêm vắng lặng, với mưa phùn và giá lạnh bao trùm cho đến rạng đông

Nguyên văn O Henry viết mở đầu truyện ngắn:

The policeman was standing at the corner of Twenty-fourth Street and a prodigiously dark alley near where the elevated railroad crosses the street. The time was two o’clock in the morning; the outlook a stretch of cold, drizzling, unsociable blackness until the dawn.

(tham khảo FB PhungHoaiNgọc)

Ảnh: Hai đường sắt trên cao cách nhau 119 năm

Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, năm 2021 

Đường sắt trên cao New York, năm 1902 



Tin bài liên quan:

VNTB – Giáo dục Việt Nam có phải là quốc sách không?

Phan Thanh Hung

Có phải Trung Quốc cho vay nên phải mua tàu của Trung Quốc?

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc đúng 100%

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo