Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tham vọng hay quyết tâm của ông Trump

Thái Hóa Lộc

 

(VNTB) – Việc đề cử hai tỷ phú là Vivek Ramaswamy và Elon Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) là chìa khóa cho chiến lược của ông Trump, vì cả hai nhà lãnh đạo đều có kinh nghiệm trong việc thu hẹp quy mô hoạt động.

 

Còn đúng hai tháng nữa tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 Hoa Kỳ. Công tác bàn giao quyền lực đã bắt đầu giữa trong lúc nhiều dư luận khác nhau giữa người ủng hộ và người chống đối. Chống đối từ những người được đề cử vào tân nội các và những thay đổi lớn đặc biệt là sự ra đời của một cơ quan mới “Bộ Hiệu Quả Chính Phủ”. Người đứng đầu bộ này không ai khác hơn là tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy.

Có hai suy nghĩ khác nhau, người cho rằng đó là tham vọng của ông Donald Trump và ngược lại một số người khác lại nghĩ rằng đó là quyết tâm lời hứa của ông khi tranh cử: “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Vì lẽ đó, Bộ Hiệu Quả của chính phủ ra đời có tên viết tắt là DOGE. Bộ Hiệu quả Chính phủ có nhiệm vụ tiến hành kiểm toán tài chính và hiệu suất toàn diện của toàn bộ chính quyền liên bang và đưa ra các khuyến nghị về cải cách mạnh mẽ. Ông Trump cho biết trong một bài phát biểu rằng: “Tỷ phú Elon Musk và ông Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ. Hai người Mỹ tuyệt vời này sẽ cùng nhau mở đường cho chính quyền của tôi phá bỏ bộ máy quan liêu của chính phủ, cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang – yếu tố thiết yếu đối với phong trào cứu nước Mỹ”. Lời tuyên bố của ông Trump về việc cắt giảm bộ máy quan liêu liên bang bắt nguồn từ niềm tin của ông rằng lực lượng lao động lớn của chính phủ Mỹ đang quá tải, với khoảng hai triệu người. Và đây chính là nơi nảy sinh tham nhũng, lãng phí và hoạt động kém hiệu quả. Bộ này sẽ “cung cấp lời khuyên và hướng dẫn” từ bên ngoài nhánh hành pháp và hợp tác chặt chẽ với Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Tòa Bạch Ốc để đề xuất cắt giảm.

Việc đề cử hai tỷ phú phụ trách cơ quan này là chìa khóa cho chiến lược của ông Trump, vì cả hai nhà lãnh đạo đều có kinh nghiệm trong việc thu hẹp quy mô hoạt động. Tỷ phú Elon Musk là giám đốc điều hành của mạng xã hội Twitter (hiện tại là X) và sở hữu hãng ô tô Tesla và công ty công nghệ vũ trụ Space X. Ông đã từng có kinh nghiệm cắt giảm 80% lực lượng lao động của Twitter sau khi mua lại nền tảng xã hội này. Đến nay, với cương vị người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ tương lai, ông Musk đề xuất cắt giảm ít nhất hai nghìn tỷ đô la, một phần không nhỏ trong ngân sách 6,7 nghìn tỷ USD của chính phủ Liên bang Mỹ tài khóa 2024.

Người dân Hoa Kỳ đang bị đánh thuế. Tất cả chi tiêu của chính phủ đều là thuế. Vì vậy, cho dù đó là thuế trực tiếp hay chi tiêu của chính phủ, thì nó sẽ trở thành lạm phát hoặc là thuế trực tiếp. Tiền thuế của người dân đang bị lãng phí và Bộ Chính phủ Hiệu Quả sẽ điều chỉnh sự sai biệt đó. Ông Musk cũng cho biết số lượng các cơ quan liên bang nên được cắt giảm từ hơn 400 xuống còn 99. Trong khi đó, cựu ứng viên Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy, một nhà đầu tư giàu có và là giám đốc điều hành công nghệ sinh học, đã ủng hộ việc cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động liên bang, đề xuất cắt giảm tới 75%. Điều này phù hợp với mục tiêu rộng hơn của ông Trump là hợp lý hóa các hoạt động của chính phủ và cắt giảm những gì ông coi là các lớp quan liêu không cần thiết. Một nội dung quan trọng trong kế hoạch của ông Trump là khả năng loại bỏ một số cơ quan liên bang, trong đó có Bộ Giáo dục như chương trình hơn 3 triệu 3 cho nghiên cứu chuyển giới,  hoặc Bộ Y Tế Dân Sinh có chương trình nghiên cứu Mèo Nga chạy bộ cả 2 triệu 7 nên chuyển các chương trình nghiên cứu này sang lực lượng sang Bộ Lao động, bãi bỏ chế độ công tác lâu dài và áp dụng chế độ trả lương theo thành tích cho giáo viên, loại bỏ các chương trình mà ông cho là không phù hợp. Tỷ phú Elon Musk mới đây đã vạch ra từng chi tiết lãng phí của các bộ trong chính phủ hiện tại. Kế hoạch thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ để cắt giảm chi tiêu và nhân sự chính phủ của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy quyết tâm của ông Trump trong việc cải cách bộ máy chính phủ mà ông cho là quan liêu. Ông cam kết hoàn tất các cải cách này vào ngày 4 tháng 7 năm 2026 – Ngày Độc lập lần thứ 250 của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, thực hiện cải cách thông qua cơ quan này không phải là điều dễ dàng, vì đây là cơ quan không thuộc chính phủ. Và việc mời hai tỷ phú doanh nhân làm lãnh đạo của Bộ Hiệu quả Chính phủ cũng là điều gây ra nhiều tranh cãi.Theo như ông Trump thì “bộ phận” này sẽ hoạt động bên ngoài chính phủ liên bang và làm việc với Văn phòng Quản lý và Ngân sách Tòa Bạch Ốc.

Về hai nhà lãnh đạo của Bộ này là ông Musk và ông Ramaswamy, các chuyên gia cho rằng các dự án kinh doanh lớn của hai tỷ phú doanh nhân này đặt ra những lo ngại đáng kể về xung đột lợi ích nếu họ lãnh đạo cơ quan mới. Cả hai người này và ông Trump đều thúc đẩy việc cắt giảm các quy định gây bất lợi cho các doanh nghiệp như công ty của ông Musk. Các chuyên gia pháp lý nói rằng, dựa trên những gì đã biết cho đến nay, hiệu quả của chính phủ có thể sẽ được bảo vệ bởi luật liên bang yêu cầu minh bạch và cân bằng quan điểm về các ủy ban cố vấn như vậy. Các nhà phân tích cũng cho rằng hai ông Musk và Ramaswamy “sẽ phải lập ngân sách và thuê một nhóm các nhà nghiên cứu” nếu muốn thực hiện các nhiệm vụ của Bộ này.

Ông Bobby Kogan, Giám đốc cấp cao về chính sách Ngân sách liên bang tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết “cắt giảm 2 ngàn tỷ quá nhiều nhiều như vậy từ tổng cộng khoảng 6,8 nghìn tỷ đô la ngân sách liên bang trong năm tài chính 2024 sẽ đòi hỏi phải cắt giảm khoảng một phần ba mọi chương trình”. Và nếu an sinh xã hội, Medicare và các chương trình dành cho cựu chiến binh được bảo vệ, phần còn lại của ngân sách có thể phải cắt giảm 62%, ảnh hưởng đến quốc phòng, tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ sưởi ấm gia đình, viện trợ nhà ở, kiểm tra an toàn thực phẩm và cơ sở hạ tầng, cùng nhiều chương trình khác. Hai nghìn tỷ đô la mỗi năm là một con số quá lớn đến mức vô lý, không thể thực hiện được. Hơn 70% chi tiêu của chính phủ liên bang (không kể các khoản thanh toán lãi suất) dành các khoản như an sinh xã hội, Medicare, Medicaid và các chương trình viện trợ khác. Trong quá khứ, tháng 3/2017, ông Trump lúc bấy giờ là tổng thống thứ 45 của Mỹ đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm cải thiện hiệu quả, hiệu suất và tăng cường tính minh bạch, đồng thời “loại bỏ hoặc tái tổ chức các cơ quan liên bang không cần thiết”. Sắc lệnh này chỉ đạo mỗi cơ quan nộp một kế hoạch để tái tổ chức. Ông đã ký một sắc lệnh hành pháp riêng để đặt ra lực lượng đặc nhiệm và cán bộ “cải cách quy định” trong các cơ quan. Ông Trump đã không thành công khi cố gắng xóa bỏ ít nhất 19 cơ quan trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Ông từng kêu gọi xóa bỏ Tổng công ty đầu tư tư nhân nước ngoài và Tổng công ty phát thanh truyền hình đại chúng. Ông cũng đã tìm cách cắt giảm ngân sách cho công ty vận tải hành khách bằng đường sắt quốc gia (Amtrak), dịch vụ hàng không nông thôn và Special Olympics. Lần này với sự trợ lực của hai nhà tỷ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy liệu ông có thành công không vẫn là hai đáp số hoàn toàn khác nhau của tham vọng và quyết tâm. Câu trả lời vẫn còn tùy thuộc vào thời gian!

 


 

Tin bài liên quan:

Lễ nhậm chức của ông Trump “kín” cỡ nào?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hồ Sơ Thuế của Trump: Kinh doanh lỗ và tránh thuế nhiều năm (phần 1)

Phan Thanh Hung

VNTB – Chúng ta thấy gì trong cuộc tranh luận ngày 10/09?

Bùi Ngọc Dân

1 comment

CNHT loại ĐCS 07.12.2024 5:50 at 17:50

GS toán học Washington cấm AI khi nào ? rất đúng khi GD thi cử cần phải kiến thức tư duy thật tránh giả dối vì làm người trí tuệ tạo ra AI sáng tạo sẽ khác AI nhanh ra đáp số nhưng để áp dụng bài toán khó chưa có dử liệu thì AI sẽ bối rối tạo giả thật nếu cứ theo AI sẽ vào bế tắc thuyết phục ví dụ đố Musk với bộ HQCP đã gợi ý xử dụng AI sẽ chờ xem AI ra cách giải quyết như thế nào khi thiếu cảm xúc ứng xử lý tình với thể chế DC 3 QPL

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo