Việt Nam Thời Báo

VNTB- Thân phận Việt kiều: Chỉ trích chính phủ ở trời Tây, bị chụp mũ ở Việt Nam

Kiều Phong thực hiện

(VNTB) – Bất kỳ ai khi sinh sống ở nước ngoài mà chỉ trích chính phủ Việt Nam thì đều có nguy cơ bị “dán nhãn”. Chị Trịnh Thị Ngọc Kim, một công dân Việt Nam đang sống ở Anh là một trường hợp như vậy.
Những người làm trong cơ quan nhà nước  đang nói rằng chị bị tiêm nhiễm tư tưởng Việt Tân và đứng về phía Việt Tân, nhận tiền để tuyên truyền những tư tưởng của tổ chức đó. Trong khi đây là lần đầu chị mới nghe đến Việt Tân.
  
Kiều PhongMến chào chị Ngọc Kim. Chúng tôi được biết chị là có nhiều trăn trở với đất nước. Xin chị hãy cho biết từ khi nào chị nhận thức được bản chất và hiện tượng chế độ chính trị tại Việt Nam?  
Việt kiều Trịnh Thị Ngọc Kim: Chào phóng viên Việt Nam Thời Báo. Như chúng ta đều biết, nói về sự tiêu cực cuả xã hội Việt Nam thì ai cũng nhìn thấy rõ, điều đáng nói là có mấy ai dám lên tiếng hay không. Chính vào năm cuối cấp 2 chuẩn bị lên cấp 3, lúc đó tôi phải đối mặt với việc chọn khối học ví nó sẽ ảnh hưởng đến ngành nghề trong tương lai cuả tôi. Đó là thời gian tôi dằn vặt trong lo âu. Gia đình tôi muốn tôi chọn ngành học theo ý họ vì họ nghĩ những người có chức quyền  mà họ tin cậy sẽ giúp tôi có được một công việc trong nhà nước. Nhưng tôi là một đứa có cá tính từ nhỏ và ở tuổi đó tôi có chút nhận thức được tương lai của mình. Tôi đã nói với bố mẹ tôi rằng thụ động trông chờ vào người khác là một sự không chắc chắn vả lại ở đâu ra người ta giúp không mình vào nhà nước. Tôi sẽ tự chọn con đường đi riêng của mình dù có thế nào thì tôi sẽ tự chịu trách nhiệm và không bao giờ hối hận. Lúc đó bố tối cũng có phần giận tôi lắm. Nước mắt tôi tràn trề trong ấm ức. Bây giờ nghĩ lại tôi cảm thấy mình của ngày đó thật đáng thương và tất cả những học sinh tầm tuổi tôi lúc đó ở Việt Nam thật đáng thương. Mới chừng đó tuổi mà chúng phải sống trong lo âu, trong sự sắp đặt, chúng không tự do thoải mái để lựa chọn ngành mà chúng muốn, để sáng tạo, hơn hết lại phải  lựa chọn ngành nghề dựa vào tiền bạc mà chúng thu lại được trong tương lai.

 Inline image 1
Ảnh: Chị  Trịnh Thị Ngọc Kim tại Anh quốc.
Rồi vào cuối năm đầu của đại học khi tôi và một người bạn Huế khá thân của tôi dẫn khách nước ngoài tham quan Huế, trong mọi cuộc nói chuyện tôi luôn giới thiệu về quê hương Việt Nam tôi với hình ảnh cách mạng. Có lần sau đó, người bạn tôi nói với tôi rằng: có vẻ Kim rất thần tượng quân đội Bắc Việt nhưng Kim đã biết sự thật phía sau của họ chưa. Lúc đó tôi vẫn còn tôn sùng chủ nghĩa xã hội  là lý tưởng của đời mình. Ba của bạn ấy đã kể cho bạn ấy về những sự thật  về chiến tranh Việt Nam đó nhưng bạn ấy không muốn nói thêm với tôi vì cái trợn mắt của tôi cho bạn ấy vì dám bôi nhọ Đảng và nhà nước. Lúc đó ai mà đả động đến hình ảnh đó tôi phản xạ lại ngay lập tức.

Rồi một thời gian sau đó, tôi gặp được một anh bạn, hiện giờ chúng tôi vẫn còn liên lạc. Tôi luôn coi anh như tiền bối của mình, vì sự thông minh và nghị lực của anh. Anh luôn dạy tôi rằng: mọi thứ trong cuộc sống em nên luôn đặt câu hỏi “Vì sao”, đừng có người ta nói gì nghe nấy, hãy tự mình tìm tòi.  Khi thấy anh nói với tôi về những mặt trái của xã hội, anh than vãn và buồn nhiều nhiều về đất nước, về chính trị. Tôi lại một lần nữa trợn mắt lên, cấm anh không được nhắc đến  nữa. Nhưng sau lời nói ấy, tôi phải nghĩ lại, tôi có cố chấp quá không, có lẽ tôi sẽ phải tự chính mình tìm hiểu lại tất cả từ đầu. Đúng là từ nhỏ tới giờ những người xung quanh tôi, ông tôi, bố tôi, hay thầy cô giáo… dạy tôi nói gì nghe nấy. Họ dạy tôi, yêu nước là phải yêu đảng và yêu  lãnh tụ, yêu Đảng có nghĩa là yêu nước.

Nhưng, sau cái câu hỏi “Vì sao” mà tiền bối ấy đã dạy tôi, tôi đã tự tìm tòi và lòng tôi dần dần tan rã khi nhận ra được chế độ chính trị cũng như thực trạng xã hội Viêt Nam. Tôi tự hỏi mình taị sao người ta dạy tôi về giải phóng miền Nam trong khi người Miền Nam lại tiếc nuối cái thời Việt Nam Cộng Hòa. …

Sau khi ra nước ngoài tôi mới thực sự trông thấy Dân quyền và Nhân Quyền, nhìn về cái dân chủ Việt Nam thật là nực cười. Ở nước Anh, người ta đối xử công bằng, dù cho anh có là cán bộ hay là người giúp việc thì cũng như nhau, không có sự phân biệt, tất cả mọi việc của đất nước đều lấy ý kiến từ nhân dân. Ví dụ như Cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của nước Anh để đưa ra quyết định Anh nên rời hay ở lại Europe. Lại nghĩ về nước mình, đã bao giờ Việt Nam tham gia hay rời khỏi một tổ chức naò đo mà lấy ý kiến từ dân, chưa tính đến việc đó, bầu cử để chọn ra lãnh đạo cũng chỉ mang tính hình thức, tất cả được sắp xếp hết rồi. Ở Việt Nam dân sợ cán bộ- công an như sợ cọp còn ở nước ngoài thì bình đẳng.

Đảng luôn tuyên truyền rằng, dân hãy bình tĩnh, đã có Đảng và nhà nước lo nhưng vụ cá chết dọc bờ biển miền Trung đã xảy ra bao lâu rồi mà vẫn chưa làm rõ nguyên nhân. Sự việc nghiêm trọng  có nguy cơ chìm xuồng.

Hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy chính trị ảnh hưởng sâu sắc đến tôi, đến gia đình tôi và tất cả mọi người dân quê hương tôi trong khi họ lại nghĩ rằng chính trị lại là một thứ xa xỉ. Thật là đáng buồn.

Kiều PhongSo sánh giữa  cuộc sống hiện tại Việt Nam và cuộc sống hiện tại tại các nước khác trên thế giới chị đã từng sống, chị muốn cuộc sống ở đâu hơn?
Việt kiều Trịnh Thị Ngọc Kim:  Không ai là không muốn được sinh sống tại nơi mình sinh ra, vì đó là nơi gắn bó với chúng ta nhiều kỷ niệm nhất, nơi mà người thân của tôi vẫn đang sống. Nhưng với thực trạng đất nước tôi hiện nay: ô nhiễm môi trường càng gia tăng, tỉ lệ người bị ung thư ngày càng nhiều, ăn gì cũng sợ, cuộc sống bon chen, tình trạng thoái hóa đạo đưc ngày càng tăng thua hẳn thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc hay thời Việt Nam Cộng Hòa qua các câu chuyện và hình ảnh mà gần đây tôi mới được biết . Ở VN phải bất chấp đạo đức thì mới làm kinh tế được. Nếu không thì phải có hội đoàn, mà hội đoàn do nhà nước thao túng hết coi như không có còn hơn. Lúc ở Việt Nam, tôi nghe đến viêc các trang báo bị chặn tường lửa, tôi nhớ có thời gian ở Việt Nam facebook bị cấm nhưng kỳ thực tôi chẳng hiểu việc đó chính xác là như thế nào. Nhưng sau khi ra nước ngoài, tôi được tiếp cận tất cả mọi trang mạng, đặc biệt như Việt Nam Thời Báo, RFA, .. mà không bị tường lửa ngăn chặn thì tôi mới ngỡ ngàng cho thảm trạng ở quê hương.

Ở nước ngoài không hề có tường lửa, người dân đọc mọi thứ báo họ thích. Ngày đầu ở nước ngoài tôi ngỡ ngàng khi được nghe họ kể về nhân quyền ở đất nước họ rất cao, bất kể khi ra đường hay khi ở trong nhà không ai được phép chặn bạn lại và hỏi cái nọ cái kia trừ trường hợp phải có lệnh thông qua giấy tờ, hoặc là trường hợp đặc biệt lắm, không có chuyện quan chức, và cảnh sát xin đểu tiền như ở Việt Nam mà chính tôi từng gặp phải. Những ngày ở Anh tôi được tiếp cận với những tờ báo tiếng việt do nước sở tại cung cấp là BBC thì tôi càng nhận thức sâu sắc hơn về hoàn cảnh của đất nước.
Tôi rất lo lắng cho nhữn đứa trẻ đang ngày càng lớn lên ở Việt Nam và ngày càng phải đối mặt với những lo âu phía trước. Một thế hệ với bao nỗi lo rình rập về giáo dục, sức khỏe, cuộc sống… Với thực trạng như vậy thì tôi nghĩ không chỉ tôi mà còn nhiều người khác sẽ muốn sống ở nước ngoài hơn là trong nước. Có thể bạn cho rằng tôi không yêu nước, nhưng tôi chỉ muốn nói thật lòng mình. Tình yêu quê hương và yêu Đảng là hai tình yêu phải được tách rời. Tôi chỉ luôn hi vọng làm sao có Đảng khác giám sát Đảng nắm quyền, để  sử dụng tốt đồng tiền từ mồ hôi nước mắt của người dân một cách hiệu quả nhất, đưa đất nước phát triển trong môi trương trong lành nhất có thể, làm sao để người dân Nghệ An quê tôi không phải xuất khâu lao động tăng đột biến như hiện nay.
Kiều Phong: Những người nhà của chị  có cùng suy nghĩ với chị không? Những người quen của chị nữa, họ suy nghĩ như thế nào về hiện trạng đất nước?
Việt kiều Trịnh Thị Ngọc Kim: Ở xã hội Việt Nam bây giờ, dường như bất cứ một điều gì nảy sinh không vừa lòng với Đảng và nhà nước thì đều quy vào “Phản Động”, “Việt Tân”. Đáng buồn là không chỉ trên báo đài của chính quyền mà còn cả đông đảo trong tầng lớp nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ và sống quá lâu dưới sự tuyên truyền của Đảng. Và không ai hết chính tôi là một trong những người bị những người xung quanh mình hằng yêu quý chụp vào cái tội phản động, cho rằng tôi đứng về phía tổ chức Việt Tân khi tôi nói về những mặt trái cuả xã hội Việt Nam, những giam cầm trong tư tưởng bấy lâu cần được giải thoát để đất nước phát triển.

Hồi còn đi học, năm nào tôi cũng được danh hiệu “con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”, hầu hết mọi cuộc thi văn nghệ  về Đảng, Bác Hồ trong trường, trong làng trong xã tôi đều có mặt. Tình yêu Đảng, Bác Hồ và quê hương phải là một và  chỉ có một. Nếu bạn không yêu hoặc Đảng hoặc Bác Hồ thì bạn bị coi là kẻ thất đức, phản quốc. Không chỉ tôi mà còn có cả ông tôi, một người yêu Đảng đến độ đưa vào trong từng trang thơ cuả ông, nhưng chính Đảng là kẻ cướp đi từng tấc đất cuả gia đình tôi hiện tại, khiến tôi phải bỏ nước ra đi.
Tôi đang ở một nước dân chủ, tôi có quyền tự do ngôn luận, còn ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều nhận thức được thực trạng đất nước nhưng họ không dám lên tiếng vì  sợ bị chính quyền dọa nạt và đàn áp, một bộ phận khác thì nghĩ răng chính trị là thứ xa xỉ, cơm áo gạo tiền lo chưa xong mà lại đi lo chuyện quốc gia, còn nhưng ngươì làm cho nhà nước, một bô phận thì ăn lương để nói điêu sai, một bộ phận thì do ảnh hưởng của tuyên truyền nên tư duy bị hủy hoại.

Một ví dụ thật đau lòng ngay cạnh tôi, như cô giáo cấp 3 của tôi, hiện tại là phó hiệu trưởng trường cấp 3 đó, cô không phân biệt được thế nào là phản động, cô bảo “Đất nước Việt Nam chỉ có một đảng và đó là Đảng Cộng  sản mà thôi”, bất đồng chính kiến với Đảng là phản bộ tổ quôc, hay như cậu bạn làm an ninh của tôi, lấy nghĩa vụ của một người phục vụ cho chính quyền, cậu ta theo dõi và để ý tôi hàng ngày trên facebook. Còn gia đình tôi, họ thừa nhận thức được vì nhà tôi bị cướp đất, nhưng họ sợ, họ không dám lên tiếng vì họ còn sống trong gọng kìm. Họ luôn tôn trọng và thấu hiểu tôi. Tôi chỉ luôn lo sợ cho những gì mà họ sẽ gặp phải trong thời gian sắp tới ở việt Nam khi người ta quy chụp cho con của họ  là một kẻ “phản động”.

 Inline image 2
Cô giáo dạy văn chụp mũ Ngọc Kim là phản bội Tổ quốc. Ảnh Ngọc Kim

Inline image 3
Cậu bạn học an ninh chụp mũ rằng Ngọc Kim là phản động. Ảnh Ngọc Kim.

Inline image 4
Phát ngôn của một  nhân viên an ninh tốt nghiệp đại học:  “giàu chưa mà nói chuyện chính trị?”
Kiều PhongXin chị cho biết, cụ thể, chị bị chụp mũ như thế nào?
Việt Kiều Trịnh Thị Ngọc Kim: Tôi luôn chia sẻ cho người khác nhưng cái hay mà tôi học được trên tưng chặng đường tôi đi chỉ hi vọng giúp được họ sống tốt hơn. Đó là chia sẻ không phải là áp đặt. Nhưng bạn biết đấy, khi tôi chia sẻ lại lời người anh của tôi cho một người bạn của tôi rằng, cuộc sống này nên phải đặt câu hỏi vì sao, không thể nói gì nghe nấy, cần phải có sự phản biện, chẳng hạn như nhưng gì sách giáo khoa lịch sử mà trường học dạy chúng  ta có hoàn toàn đúng không. Bên cạnh đó tôi kể  cho bạn ấy nghe những cái hay cái đẹp ở nước ngoài Việt Nam nên học hỏi, cũng như là thực trạng đau lòng của dân lao động Việt ở nước ngoài đang diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta. Câu chuyện được người bạn đó kể lại cho một người bạn làm an ninh. Bạn làm an ninh ngay lập tức bảo rằng tôi có tư tưởng phản động, và còn viết lên facebook chụp mũ tôi như vậy. Bạn này còn tự hào chủ thuyết hết sức, bảo là với trách nhiệm  và nghĩa vụ của một người làm an ninh bạn ấy đã và sẽ theo dõi mọi hành động của tôi kể cả trong và ngoài nước và hành động khi cần. Tôi còn chụp được màn hình facebook lời comment đó, nếu cần tôi sẽ gửi đến để làm chứng.

 Inline image 5
Cô giáo chụp mũ Ngọc Kim là nhận tiền nước ngoài. Ảnh Ngọc Kim
Kiều PhongChị có cảm thấy bất an không, việc để tên thật cuộc  phỏng vấn này có thể gây cho chị một số phiền toái từ  phía chính quyền Việt Nam? Chị có cần chúng tôi bảo đảm giữ kín danh tính cho chị không?

Việt kiều Trịnh Thị Ngọc Kim: Thực lòng mình tôi cảm thấy đôi chút bất an vì nhưng điều tôi nói ra sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân ở Việt Nam, những khó khăn và nguy hiểm nhưng tôi tin gia đình tôi sẽ hiểu và xử lý tốt. Tôi  đang ở một nước rất dân chủ, chính quyền Việt Nam không thể câu lưu tôi, nhưng tôi có nghĩa vụ phải nói lên sư thật vì nhiều người nữa cũng sẽ gặp phải hoàn cảnh như tôi. Tôi sẽ dùng tên thật của mình. Hiện nay tôi đang bị một người bạn làm bên an ninh theo dõi tôi mỗi ngày trên facebook, đó là một hành động rất bất nhã, tôi luôn thấy mình bị đe dọa và xâm phạm quyền riêng tư. Tôi cũng biết nhiều người ăn lương nhà nước để theo dõi những người như tôi hàng ngày. 

Inline image 6
Người bạn học an ninh hiện là an ninh địa phương sở tại theo dõi Facebook Ngọc Kim vì  tư tưởng “ phản động”. Ảnh Ngọc Kim.
Kiều PhongXin cám ơn chị về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Việt kiều Trịnh Thị Ngọc Kim: Cảm  ơn nhà báo đã cho tôi cơ hội để nói  ra được nhưng điều bấy lâu nay cất giữ trong lòng mình, hi vọng giúp được thế hệ sau tự mình hiểu rõ hơn những sự việc xảy ra xung quanh mình. Thân chào các nhà báo và bạn đọc của Hội nhà báo độc lập VN.

Tin bài liên quan:

Ngập lụt Sài Gòn: Không thể đổ lỗi cho biến đổi khí hậu

Phan Thanh Hung

VNTB – Phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thế Hùng: vì sao Việt Nam không có các nhà cơ học giỏi

Phan Thanh Hung

VNTB – Bắc Kinh: Chất lượng không khí kinh hoàng một cách ổn định.

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo