Việt Nam Thời Báo

VNTB – The Diplomat dự báo năm 2016: ‘Nguyễn Tấn Dũng sẽ nắm chức Tổng bí thư’

Thạch Lam Trần (VNTB) The Diplomat – một tạp chí tin tức về chính trị, xã hội và văn hóa trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có trụ sở tại Tokyo đã đưa ra 8 dự báo đối với khu vực Đông Nam Á. 

Tại dự báo số 8, trang tin này cho biết, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư”.
Trang tin này trích dẫn thông tin từ Asia Sentinel cho biết, quá trình lựa chọn lãnh đạo chủ chốt tại Việt Nam kỳ đại hội này căng thẳng hơn bình thường. Và “theo nhiều nhà phân tích Việt Nam”, một nhóm người bảo thủ trong Đảng đã “tức giận” về việc ông Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo” Việt Nam vào TPP, buộc Hà Nội phải tự do hóa một số doanh nghiệp và cấp quyền nhiều hơn cho người lao động. Lực lượng này tìm cách ngăn cản ông Thủ tướng chạm tay vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. 

Tuy nhiên, The Diplomat cho rằng, ông Thủ tướng “dường như tin rằng, mình có thể giành lấy sự ủng hộ lớn từ trong Đảng, mặc dù ông không vận động một cách công khai”.

Trang tin này dùng cụm từ “kỳ vọng” về việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được gọi dưới tên khác trong ĐH Đảng lần thứ 12 – Tổng bí thư Nguyễn Tấn Dũng.

Bày dự báo khác bao gồm:

1. Najib Razak tun sẽ giữ chức vụ Thủ tướng Malaysia đến cuối năm 2016

Hầu hết chính trị gia và nhà quan sát vào năm 2015 đều cho rằng, ông Najib sẽ ra đi vì liên quan đến vụ bê bối xung quanh quỹ nhà nước 1MDB, và những lời chỉ trích của cựu Thủ tướng Mahathir. Nhưng họ đã sai. Trong thực tế, ông Thủ tướng đương nhiệm sống sót qua tháng mười hai với sự ủng hộ của các lãnh đạo đảng cầm quyền (UMNO). Và có thể, ông sẽ giữ chức vụ đến cuối năm 2016.

2. Bầu cử Thái Lan trở lại bàn hội nghị 

Thủ tướng kiêm thủ lĩnh chính quyền quân đội Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha, đã hứa hẹn về một cuộc bầu cử vào năm 2017, nhưng Prayuth cũng cho thấy rằng ông đang củng cố quyền lực của mình. Trong năm vừa qua, quân đội Thái Lan đang tìm cách tẩy rửa hàng ngũ – loại bỏ những người chống đối ông Prayuth và tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến sau tháng 5 năm 2014. 

3. Jokowi sẽ có một năm tốt hơn

2015 là một năm khó khăn đối với Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Khi năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống chưa thể giúp ông định hình rõ chính sách ngoại giao, kinh tế của mình. Các quyết định của ông dựa trên vài cố vấn gần gũi tỏ ra không khả thi trong việc quản lý một quốc gia rộng lớn và đa dạng như Indonesia, bao gồm cả vấn đề nội các tham nhũng, dù ông đã thẳng tay cải tổ nội các, sa thải 4 bộ trưởng và luân chuyển 2 bộ trưởng khác đến vị trí kém quan trọng hơn vì liên đến tình hình yếu kém của nền kinh tế..

Cuối năm 2015, Tổng thống Joko Widoko tiếp tục dính dáng đến việc Chủ tịch Hạ viện Indonesia Setya Novanto – một người thân cận với Tổng thống, bị cáo buộc vòi vĩnh cổ phần trị giá 1,8 tỉ USD Mỹ từ một công ty con của tập đoàn khai khoáng Mỹ Freeport McMoran ở nước này. 

Dù thế, một chương trình đầy hứa hẹn và tham vọng về cải cách kinh tế của ông cuối năm 2015 có thể sẽ đưa đến năm 2016 đầy hứa hẹn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

4. Lào sẽ khó điều hành hiệu quả trong vai trò Chủ tịch ASEAN 

Năm 2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được chủ trì bởi Malaysia, một đất nước với vô số các nhà ngoại giao và quan chức có trình độ cao, tổ chức hàng trăm cuộc họp liên quan đến vấn đề khu vực, mặc dù chính phủ nước này bị vấy bẩn bởi scandal 1MDB và sự đấu đá nội bộ của đảng cầm quyền (UMNO), nhưng Malaysia vẫn là một chủ tịch ASEAN đầy hiệu quả. Trong khi đó, Lào có quá ít kinh nghiệm, ngoại giao yếu kém và năng lực quốc gia chưa đủ để nước này lấp đầy khoảng trống về các vấn đề chia rẽ trong khu vực. Lào cũng là quốc gia độc nhất trong khu vực Đông Nam Á, cho thấy họ “không thoải mái” đối với yếu tố phi chính phủ, điều này khiến Lào sẽ lung túng khi nhóm xã hội dân sự Asean sẽ tổ chức một cuộc họp vào năm tới tại Lào.

5. Trung Quốc cung cấp cây gậy và củ cà rốt cho Đông Nam Á

Chính sách của Trung Quốc trong năm 2016 là gì? Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục cách tiếp cận kép đối khu vực Đông Nam Á. Bằng cách tiếp tục mở rộng quân sự hóa, cải tạo đảo ở vùng Biển Đông, đe dọa tàu của Việt Nam và Philiphines. Nhưng đồng thời, “bắt tay thân thiện” với Thái Lan, Myanmar và Lào (là chủ tịch ASEAN vào năm 2016). 

6. Trong số tất cả các vấn đề Đông Nam Á, Myanmar và TPP sẽ được ưu tiên trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ


Mặc dù có rất nhiều ứng cử viên đảng Cộng hòa và Dân chủ với kinh nghiệm ngoại giao, Nhưng Đông Nam Á sẽ không được đề cập trong quá trình bầu cử sơ bộ tổng thống Mỹ và cuộc bầu cử nước này trừ hai trường hợp ngoại lệ: Myanmar và thỏa thuận TPP, trong đó bao gồm Brunei, Việt Nam, Singapore, Malaysia, và có thể trong tương lai bao gồm Philippines và Indonesia. Mặc dù thỏa thuận TPP gần như được hoàn thành vào năm 2015, nhưng vào cuối năm nay, giới Quốc hội Mỹ đã kêu gọi hoãn lại cho đến sau cuộc bầu cử năm 2016. Do đó, TPP chắc chắn sẽ được thảo luận trong chiến dịch tranh cử.Ngoài ra, ứng cử viên Hillary Clinton sẽ sử dụng Myanmar như là một con bài nhấn mạnh yếu tố “thắng lợi của nước Mỹ” dưới thời kỳ bà làm Ngoại trưởng Mỹ. 
7. Chính trị Campuchia tiếp tục xấu đi 
Thỏa thuận ngừng bắn chính trị mong manh giữa Campuchia và phe đối lập có khả năng tiếp tục bị phá vỡ vào năm 2015, khi đảng cầm quyền một lần đe dọa các đảng phái đối lập, bao gồm việc truy tố hình sự lãnh đạo đối lập Sam Rainsy, người đang sống lưu vong ở nước ngoài. Thủ tướng Hun Sen tuyên bố, ông sẽ không đứng sang một bên trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào năm 2018. 

Tin bài liên quan:

Thông điệp từ bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Phan Thanh Hung

VN kỷ niệm 40 năm: Thủ tướng Dũng lên án ‘đế quốc Mỹ’ và ‘không có đại diện nào của Hoa Kỳ đến dự’ *

Phan Thanh Hung

VNTB – Ở Việt Nam, nhiều người thương tiếc cho sự sụp đổ của một thần tượng Mỹ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.