VNTB – Thói tiêu hoang phí và tỉ lệ trả nợ chiếm “16,1% ngân sách”

Nguyễn Thuận Thảo (VNTB) Trong buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức vào ngày 12/5 .

TS Trần Du Lịch cho rằng, dự thảo còn mơ hồ khi chỉ sử dụng cụm từ chung chung là quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước nhưng không nêu rõ cơ quan đó là cơ quan nào, trong khi thực chất ngân sách nhà nước chỉ có hai nơi quyết định là Quốc hội và HĐND các cấp, do đó dẫn đến việc “các cơ quan xài tiền một cách tùy tiện.” Ông bày tỏ, “Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như Việt Nam.”

Sài tiền ngân sách tùy tiện cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công ngày một nóng hiện nay.

Trong cuộc họp báo ngày 14/5, ông Trương Hùng Long, cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), cho biết, 98 số vốn nằm trong 627.800 tỉ đồng vay năm 2014, được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng.

Vấn đề nằm ở chỗ, việc sử dụng vốn vay này đã không thực hiện nghiêm túc, quản lý chặt chẽ mà theo cách thức tiêu hoang của con nhà giàu. Theo đó, nhiều dự án chậm tiến độ, dự án được chính phủ bảo lãnh thì khó khăn trả nợ, câu chuyện đội vốn đầu tư so với phê duyệt là khá phổ biến.

Và năm 2015, tỉ lệ trả nợ dự kiến là 16,1%, điều này có nghĩa là tăng so với 15,2% (2014) và 13,8% (2013).

Nhưng con 16,1%, 15,2% hay thậm chí 13,8% là con số “an toàn” do nhà nước định ra, bởi nhiều chuyên gia độc lập trong Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014 cảnh báo, cách tính nợ công của Việt Nam hoàn toàn không giống ai, khi “không bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản.”

Do đó, nếu tính chuẩn thì tỉ lệ trả nợ 15,2% năm 2014, thực chất ra là 26,7%, bởi theo sự tính toán theo chuẩn quốc tế thì Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho biết, “Đồ thị của chúng tôi cho thấy tăng năm nay nghĩa vụ trả nợ là 208.000 tỷ đồng, vượt 26,7% thu ngân sách năm 2014. Mức này đã vượt qua vạch đỏ (25%) và sẽ chiếm tỷ lệ 30% thu ngân sách vào những năm tiếp theo.”

Trong khi, tiền vay không dùng để tái sản xuất, mà dùng để trả nợ, chi thường xuyên cho bộ máy công cồng kềnh với 11 triệu người ăn lương nhà nước, ngay trong cách đầu tư hạ tầng cơ bản, tình trạng tham nhũng do sự thiếu quản lý chặt chẽ và minh bạch cũng khiến cho giá trị đi vay giảm sút hơn so với dự tính ban đầu.


Và Việt Nam – một quốc gia nghèo vẫn tư tưởng “rừng vàng biển bạc”, chi tay thả tay, không kiểm soát trong một cơ chế “đập chuột sợ vỡ bình.”
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)