VNTB – ‘Tranh luận’ hay ‘đả kích’ về tôn giáo?

VNTB – ‘Tranh luận’ hay ‘đả kích’ về tôn giáo?

Ngọc Linh Lan

 

(VNTB) – Trong nhóm tạm gọi là “tôn giáo độc lập với định hướng chính trị”, không rõ vì sao lại đang xảy ra những tranh luận với diễn biến gần với lằn ranh của ‘đả kích’ lẫn nhau

 

Bạn đọc viết

 

Hiện tại đang có ‘tranh luận’ về vấn đề tôn giáo chịu sự phụ thuộc vào đường lối chính trị, với tôn giáo hoàn toàn độc lập với các định hướng chính trị từ nhà chức trách.

Trong nhóm tạm gọi là “tôn giáo độc lập với định hướng chính trị”, không rõ vì sao lại đang xảy ra những tranh luận với diễn biến gần với lằn ranh của ‘đả kích’ lẫn nhau; và điều đó cho thấy rất có thể lại đưa đến nguy cơ của “phiên bản thành Đại Nam” 2023.

Là độc giả của trang Việt Nam Thời Báo ngay từ lúc tờ báo điện tử này mới ra đời, đồng thời cũng từng công tác trong ngành nội chính với nhà báo Phạm Chí Dũng – chủ biên trang Việt Nam Thời Báo, tôi biết cái khó lúc này của biên tập viên trang Việt Nam Thời Báo khi đang ‘đứng cửa giữa’ về chuyện tế nhị ‘tranh luận’ đó, vì cả hai nhóm và một tổ chức đang ‘tranh luận’ ở mức lằn ranh ‘đả kích’ ấy, tất cả đều từng xuất hiện với liều lượng truyền thông đáng kể qua bài viết cho đến các video clip mà trang Việt Nam Thời Báo đã thực hiện, với nghiệp vụ thuần báo chí.

Người viết bài này cũng đang có mối thân hữu với các bên liên quan trong ‘tranh luận’; và mong rằng với bài viết gửi đến trang Việt Nam Thời Báo, phần nào ước muốn các bên tiết chế cảm xúc, tránh việc – tạm gọi rằng để “ngư ông thủ đắc”.

Yếu tố “Việt Nam Cộng Hòa” đều hiện diện như một duyên cớ của tranh luận giữa 3 cá nhân, trong đó có 2 là cùng tôn giáo, và người thứ 3 là chức sắc thuộc một tổ chức tự nguyện, tạm gọi là liên tôn giáo.

Khi tổ chức tự nguyện liên tôn giáo đó giữa người Việt trong nước với người Việt hải ngoại mới bắt đầu hình thành, với nơi thường xuyên gặp gỡ ban đầu ở khu gần phà Thủ Thiêm, Sài Gòn, thì vào một ngày nọ có một nhóm đạo hữu đến gặp vị chức sắc đang trong hội đồng của tổ chức tự nguyện liên tôn giáo đó, với ý muốn cùng ‘đông tay vỗ nên kêu’.

Tuy nhiên vì ngờ vực, cộng thêm thời điểm đó địa điểm đây ‘là cái gai’ trong mắt nhà chức trách, nên vị chức sắc kể trên đã có phần quá cẩn trọng nên không nhận hảo ý từ nhóm đạo hữu muốn gia nhập vào tổ chức liên tôn giáo tự nguyện này.

Thời gian dài đi qua, gần đây, từ một chương trình trên kênh của VOA, tôi hiểu thêm về những công việc rất đáng tôn vinh của nhóm đạo hữu từng đến gặp vị chức sắc ở Thủ Thiêm hồi nào.

Nói một cách hàn lâm, thì các đạo hữu mà VOA giới thiệu, cho thấy họ có cả ba nhóm giá trị: nhận thức – đạo đức – thẩm mỹ. Theo đó, giá trị văn hóa được biểu hiện qua các đặc điểm như tính toàn cầu trong tôn giáo, tính triết lý về quan điểm vạn giáo nhất lý, tính triết học trong nhân sinh quan, tính văn minh trong nghi lễ, tính chung thủy trong gia đình, tính dân chủ trong sinh hoạt, tính dân tộc trong  lễ nhạc, tính văn hóa vật thể trong kiến trúc, tính truyền thống trong việc nhập thế phụng sự nhân sinh.

Các đạo hữu này thực hiện “tam công” để tu luyện trong quá trình hành đạo: Lập công quả là hy sinh tư lợi để hành đạo vì xã hội, vì đạo; lập công trình là rèn luyện bản thân theo giới luật trở thành người hạnh đức; lập công phu là tu luyện tinh thần tiến hóa về đạo pháp.

Biểu tượng của tôn giáo ở các đạo hữu này đều là hướng tới một thế giới mà nhân loại bình đẳng, hạnh phúc không phân biệt tôn giáo, dân tộc; lấy nhân bản làm nền tảng, nhân quyền được tôn trọng, nhân tính được phát huy; khắc phục các khác biệt về hình thức, hóa giải kỳ thị tôn giáo, sắc tộc để cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng.

Một thông tín viên của VOA tại Sài Gòn có nhận xét như sau: Các giá trị văn hóa đã được đạo hữu phát huy trong quá trình tồn tại và trở thành những chuẩn mực trong đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nhân cách con người, tạo dựng giá trị nhân sinh trong đời sống vật chất, và đời sống tinh thần của cư dân Nam bộ.

“Khăn đóng đen của các nam đạo hữu có hình chữ nhân và gồm 7 lớp, một biểu trưng, nhắc nhớ người tu đạo cố gắng vượt lên trên hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Tôi cho rằng đừng quá lo cho lằn ranh tranh luận – đả kích, vì đường lối tu hành của các đạo hữu này là thực hành tam công: công quả, công trình, công phu; hòa đồng các chi phái, hòa đồng các tôn giáo bạn” – vị thông tin viên của VOA kết luận trong niềm tin vào châm ngôn sống: huynh đệ – bình đẳng – bác ái.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)