Phương Thảo (VNTB/ Nikkei) Trung Quốc xác nhận hôm thứ Bảy rằng đã có một máy bay đến sân bay ở quần đảo Trường Sa nhằm củng cố sự kiềm kẹp của Bắc Kinh về quân đội, làm tăng hiềm khích với Việt Nam về quần đảo đang có tranh chấp.
Bắc Kinh đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đến sân bay mới ở Đảo San Hô Chữ Thập “với một máy bay dân sự để kiểm tra liệu các cơ sở trên đảo có đáp ứng các tiêu chuẩn về hàng không dân dụng hay không”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói. Những hoạt động này nằm “hoàn toàn trong vòng lãnh thổ của Trung Quốc,” Hoa Xuân Oánh khẳng định.
Đảo đá chữ Thập. Ảnh: Reuters |
Phe cải cách Quân đội giải phóng nhân dân hôm thứ năm đã dưa ra lời kêu gọi rút lãnh đạo ra khỏi các lực lượng mặt đất – trong một cuộc họp với sự đối kháng trong quân đội. Bắc Kinh có thể nhắm đến mục đích sử dụng các chuyến bay để tăng cường kiểm soát của họ lên các lực lượng vũ trang bằng cách nhấn mạnh lập trường cứng rắn ở Biển Đông mà họ đã xem như là một “lợi ích cốt lõi”.
Nhưng chính phủ cũng hy vọng sẽ tránh những căng thẳng ngày càng tồi tệ với Hoa Kỳ. Việc sử dụng máy bay dân sự mà không phải là máy bay quân sự cho thấy rằng Bắc Kinh đang để mắt quan sát ở cả trong và ngoài nước.
Việt Nam đã trao một bức thư phản đối chuyến bay trên cho sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm thứ Bảy. Và vào ngày Chủ nhật, Việt nam yêu cầu Bắc Kinh tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp về việc một tàu nước ngoài có thể là tàu Trung Quốc đã va chạm và làm chìm một tàu đánh cá của Việt nam ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Theo phía Việt Nam Trung Quốc nói rằng họ sẽ cung cấp thông tin.
Dư luận trong nước về Trung Quốc đã sút giảm đáng kể ở Việt Nam từ khi Bắc Kinh đã bắt đầu đưa giàn khoan dầu vào quần đảo Hoàng Sa tháng năm 2014. Tuy nhiên, Trung Quốc chiếm 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam và 16,8% tổng thương mại vào năm 2014. Với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có khả năng ảnh hưởng các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được bầu vào tháng Giêng, Hà Nội đang bị buộc phải thực hiện phương thức cây gậy và củ cà rốt. Họ có thể nhắm đến Mỹ và Nhật Bản các quốc gia vốn có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, với hy vọng kiểm soát được Trung Quốc.