Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp điện ảnh

Mỹ Tiến

 

(VNTB) – Các nhà làm phim phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo bộ phim không vi phạm quy định và vẫn đáp ứng được yêu cầu của cơ quan kiểm duyệt.

 

Thực trạng chèn ép trong sáng tác của ngành điện ảnh Trung Quốc đã và đang gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và phát hành phim. Điều này thể hiện qua việc phải trải qua hai lần kiểm duyệt nếu bộ phim đó được sản xuất và phát hành tại Trung Quốc. Lần 1 là kiểm duyệt kịch bản và cấp phép quay, còn lần 2 là kiểm duyệt thành phẩm và cấp phép phát hành. 

Ví dụ như bộ phim Như Ý Truyện kể về cuộc đời của vua Càn Long và những nữ nhân trong hậu cung, được đầu tư khoảng 43,3 triệu USD đã phải chỉnh sửa rất nhiều tình tiết để được phát hành. Một trong những tình tiết sửa đổi chính là Thục Gia Hoàng Quí Phi – Kim Ngọc Nghiên xuất thân Ngọc thị thay vì đúng ra là Triều Tiên, Dung phi – Hàn Hương Kiến xuất thân Hàn Bộ mà đúng ra phải là Duy Ngô Nhĩ. Sở dĩ có sự sửa đổi này là để tránh việc thừa nhận những tranh chấp liên quan đến chính trị, dân tộc, lãnh thổ. 

Một ví dụ khác là bộ phim Sắc Giới của Lý An do Lương Triều Vỹ và Thang Duy đóng chính. Bộ phim kể về xoay quanh cuộc đời cô sinh viên năm nhất Vương Giai Chi (Thang Duy đóng) được giao nhiệm vụ quyến rũ tên trùm mật thám thân Nhật họ Dịch (Lương Triều Vỹ đóng) để nhóm kháng Nhật tìm cách thủ tiêu. Trong quá trình làm nhiệm vụ, cô không thoát được sự cám dỗ và đã gián tiếp phản bội tổ chức. Dù chính quyền nêu ra lý do cấm chiếu vì những cảnh nóng, nhưng thật ra họ cấm vì cho đây là bộ phim tô hồng cho những kẻ phản bội Trung Quốc và hợp tác Nhật Bản. Thậm chí họ còn đẩy mạnh, cấm sóng Thang Duy một thời gian dài vì đã đóng phim Sắc Giới. 

Đối với các bộ phim nước ngoài sản xuất cũng phải được kiểm duyệt và cấp phép mới được phát hành tại Trung Quốc. Điển hình có bộ phim được đề cử Oscar Phim hay nhất Brokeback Mountain đã bị cấm chiếu tại Trung Quốc vào năm 2005 vì chính quyền coi đây là một bộ phim tuyên truyền cho tình yêu đồng tính không hơn, không kém.  Hay như bộ phim “Hồi ức một Geisha” dù được phương Tây chú ý, nhưng cũng bị cấm và bị truyền thông Trung Quốc phê phán một cách nặng nề vì Chương Tử Di và Củng Lợi đã vào vai “kỹ nữ” Nhật Bản. 

Chính sách kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự sáng tạo và tự do trong sáng tác. So sánh với nhiều nước Châu Á khác, phim ảnh Trung Quốc thường bị lép vế chủ yếu do bị khống chế kiểm duyệt trong khi ngành điện ảnh Hàn Quốc cũng có hệ thống kiểm duyệt, nhưng không khắt khe như Trung Quốc. Sự đa dạng và sáng tạo trong nội dung được khuyến khích hơn đặc biệt là Nhật Bản không có hệ thống kiểm duyệt. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là thành viên của Liên hợp quốc và đã ký kết các hiệp ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do sáng tạo nghệ thuật. Các nhà làm phim có đùng không gian tự do sáng tạo và thường tạo ra các tác phẩm độc đáo.

Các nhà làm phim phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo bộ phim không vi phạm quy định và vẫn đáp ứng được yêu cầu của cơ quan kiểm duyệt. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm điện ảnh Trung Quốc. Thậm chí các nhà làm phim nước ngoài cũng e ngại trong việc phát hành phim của họ tại thị trường tỷ dân này. Việc kiểm duyệt phát hành có thể khiến bộ phim mất đi những cốt lõi mà nhà sản xuất muốn truyền tải, tốn thời gian và sức lực của họ. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất nước ngoài từ bỏ NDT và thị trường tỷ dân này vì chính sách kiểm duyệt của chính quyền cộng sản Trung Quốc. 

Trung Quốc chỉ muốn cho dân chúng nhìn thấy những điều mà chính quyền cho phép, còn những việc gây ảnh hưởng đến chính quyền, đến đảng Cộng Sản dù là trực tiếp hay gián tiếp thì họ cũng sẽ ngăn chặn ngay từ bước đầu tiên. Phim ảnh thực sự là một công cụ mạnh mẽ để tuyên truyền và ảnh hưởng đến ý thức của công chúng. Chính quyền và các tổ chức có thể sử dụng phim để truyền đạt thông điệp, thể hiện giá trị và thậm chí thay đổi quan điểm của người xem. Đó là lý do vì sao Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ ngành điện ảnh của mình.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Ngày lễ Tình yêu: nói chuyện yêu vội của người trẻ

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Nhà nước “giải cứu” tới đâu chết tới đó

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống bành trướng thương mại của Trung Quốc?

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.