Thái Thịnh (VNTB) Viêc sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước lớn – hoạt động kinh doanh thua lỗ là điều không tốt cho nền kinh tế và người tiêu dùng Trung Quốc, theo Wsj.
Bắc Kinh đang xem xét việc kết hợp một số công ty nhà nước lớn nhất của nước này trong một động thái siết chặt hoạt động kinh doanh đối với các bộ phận quan trọng của nền kinh tế số 2 thế giới. Chính phủ cho biết họ sẽ hợp nhất hai công ty kim loại lớn nhất của đất nước.
Hoạt động sáp nhập cũng không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp nào, từ viễn thông đến hang không.
Trước đó, doanh nghiệp viễn thông cũng đã kết hợp các doanh nghiệp sản xuất tàu xe gắn với các doanh nghiệp về công nghệ hạt nhân.
Tập đoàn khai khoáng China Minmetals Corp cũng được sáp nhập để tăng cạnh tranh nước ngoài |
Trong những tuần gần đây, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước lớn như dịch vụ điện thoại di động China Unicom (Hong Kong) Ltd và China Telecom Corp và hãng hang không China Southern Airlines và Air China đã tăng do dự đoán họ sẽ là những doanh nghiệp tiếp theo được chính phủ sáp nhập. China Telecom từ chối bình luận với lý do đầu cơ, trong khi những doanh nghiệp khác cho biết họ chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về sáp nhập.
Bắc Kinh hy vọng việc sáp nhập sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh tốt hơn ở nước ngoài. Nhưng các chuyên gia cho biết, động thái này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, trong khi giá tiêu dung sẽ tăng lên.
“Trung Quốc đang tiến hành cải cách đảo ngược,” Sheng Hong, giám đốc Viện Kinh tế ở Unirule Bắc Kinh, một nhóm nghiên cứu độc lập cho biết. “Các công ty nhà nước không có lợi nhuận nên được đóng lại, chứ không phải là sáp nhập,” ông nói.
Văn phòng của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, một cánh tay của Chính phủ Trung Quốc, không có bình luận.
Quan chức Trung Quốc cho biết, họ sẽ cố gắng để cải thiện năng lực cạnh tranh bằng cách làm cho các công ty lớn hơn và đáp ứng tốt hơn các lực lượng thị trường. Những nỗ lực khác bao gồm cho phép một vai trò lớn hơn cho các nhà đầu tư tư nhân và đòi hỏi các nhà quản lý đảm bảo chúng hoạt động như tổ chức thương mại chứ không phải là ‘cây gậy’ của chính phủ.
Các nhà kinh tế nói rằng, các doanh nghiệp nhà nước đang kéo nền kinh tế của Trung Quốc chậm trở lại. Họ được hưởng đất giá rẻ, trợ cấp chính phủ và dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong khi, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với các rào cản để bước vào các hoạt động ở các lĩnh vực như dầu mỏ và ngân hàng, nơi sự thống trị gần như độc quyền của các công ty nhà nước khiến giá sản phẩm, dịch vụ luôn ở ngưỡng cao.
Tuy nhiên, hiệu suất của doanh nghiệp nhà nước đã xấu đi. Theo Morgan Stanley, khoảng cách thu lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là rộng nhất kể từ cuối những năm 1990. Với mức 4% trong năm 2014, so với 10% của các công ty tư nhân, Kelvin Pang, một nhà phân tích ngân hàng cho biết.
Thông tin kinh tế hàng ngày, một tờ báo xuất bản bởi Tân Hoa Xã, cho biết vào tháng Tư rằng, Bắc Kinh đang cân nhắc việc sáp nhập các công ty nhà nước lớn nhất của nó để tạo ra khoảng 40 tập đoàn xuyên quốc gia, so với 111 doanh nghiệp nhà nước hiện có.
Các chuyên gia nói rằng các doanh nghiệp sáp nhập bao gồm những doanh nghiệp tiên phong mở rộng hoạt động ở nước ngoài, những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh, chồng chéo, với sự dư thừa công suất nghiêm trọng.
Điều chỉnh trạng thái tài sản của Trung Quốc hôm qua cho biết tập đoàn khai khoáng Trung Quốc (China Minmetals Corp) sẽ sáp nhập với Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc MCC (China Metallurgical Group Corp) – chi tiết tài chính không được tiết lộ. Việc sáp nhập vào một thời điểm khi kim loại toàn cầu và ngành công nghiệp khai thác mỏ đã bị suy yếu về nhu cầu và xuống giá trong nhiều năm. Công ty phát triển Minmetals, một đơn vị hàng đầu của Minmetals Group, báo cáo lỗ ròng lên đến 921 triệu nhân dân tệ trong ba quý đầu tiên của năm nay.
Các quan chức tại Minmetals từ chối bình luận. Đại diện Metallurgical cũng không đưa ra bình luận.
Ví dụ lớn nhất cho sự sáp nhập đến nay là nhà sản xuất tàu CRRC Corp., được thành lập vào tháng Sáu từ sự sáp nhập của hai doanh nghiệp sản xuất xe lửa lớn nhất nước này là CSR Corp Ltd và China CNR Corp Ltd.
Trong những năm tới, ngoài các thị trường mới nổi, CRRC sẽ củng cố những nỗ lực của mình vào khu vực Bắc Mỹ. “Việc sáp nhập sẽ giúp tránh ma sát nội bộ,” người phát ngôn doanh nghiệp này nói. CRRC đạt 12% doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng từ 7% trong năm 2014.
Chính quyền trung ương cũng đang xem xét việc tích hợp hai doanh nghiệp về đường sắt và Wang Mengshu, một kỹ sư cao cấp về đường sắt của Trung Quốc cho biết. “Sáp nhập như vậy sẽ giúp tăng doanh số bán hàng của các công ty cung cấp công nghệ đường sắt và dịch vụ của Trung Quốc ở nước ngoài”.
Trung Quốc đang chào hàng công nghệ đường sắt tốc độ cao trong khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ, và cạnh tranh trực tiếp với Siemens AG của Đức và Alstom SA của Pháp. “Xét về hiệu quả chi phí, không ai có thể cạnh tranh với Trung Quốc”, ông Wang nói. Siemens và Alstom cho biết việc sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến kinh doanh của họ.
Trung Quốc cũng đang tìm cách để hợp nhất hai doanh nghiệp lớn về vận tải do sự dư thừa công suất toàn ngành, China Ocean Shipping (Group) Co. và China Shipping (Group) Co.
China Cosco Holdings, bộ phận container của China Ocean Shipping Group, báo lỗ ròng 1,7 tỷ nhân dân tệ trong quý III năm nay. China Shipping Container Lines Co xếp thứ hai về thua lỗ với 1 tỷ nhân dân tệ trong quý thứ ba.
Chuyên gia vận tải biển nói một sáp nhập phải đối mặt với cơ cấu kinh doanh phức tạp, gia tăng đấu đá nội bộ và vấn đề sa thải nhân sự. Tuy nhiên, một sáp nhập thành công sẽ tạo ra hãng vận tải container lớn thứ tư thế giới với khoảng 8% công suất toàn cầu.
Trao đổi gần đây lien quan đến sáp nhập doanh nghiệp viễn thông là China Telecom và China Unicom. Zhang Feng, phát ngôn viên của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, nói rằng sự hội nhập sẽ được quyết định bởi thị trường.
Việc giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến chi phí viễn thông cao hơn, Kan Kaili, một giáo sư tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh nói. Năm 1994, China Telecom, khi đó nhà cung cấp duy nhất dịch vụ viễn thông trên đất liền, đã tính giá dịch vụ thuê bao kết nối điện thoại di động lên đến 6.000 nhân dân tệ. Ngày nay, với ba công ty, phí dịch vụ kết nối đắt tiền đã lùi xa, và đầu năm nay họ hứa sẽ giảm giá dữ liệu di động ở mức ít nhất 1/5 vào cuối năm 2015.