Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc toàn trị?

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Liệu Trung Quốc sẽ trở nên tự do hơn? Liệu Bắc Kinh cho thấy sự sẵn sàng tôn trọng quyền chính trị và nhân quyền, và được cộng đồng quốc tế tôn trọng?

40 năm trước, Đặng Tiểu Bình, đã tiếp quản một đất nước gần như bị phá hủy bởi các thí nghiệm Marxist cực đoan của Mao (như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa) và công bố một chính sách kinh tế mới “Học thuyết xã hội đặc sắc Trung Quốc.”

Nhiều chuyên gia phương Tây dự đoán rằng tự do hóa chính trị sẽ sớm theo đuôi “tự do hóa” kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Nhưng người khác lại nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản sẽ không từ bỏ bất kỳ mức độ quyền lực chính trị đáng kể nào. Họ chỉ ra rằng Đặng Tiểu Bình sau tất cả đã nhấn mạnh rằng “chúng ta sẽ tuân thủ chủ nghĩa Mác và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa”.

Trung Quốc sẽ tự do hơn? Đối với Hoa Kỳ, đây là một vấn đề quan trọng và Tổng thống Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng quan hệ Mỹ-Trung “có thể” là tốt nhất từ ​​trước đến nay. Liệu Trung Quốc cộng sản hướng về tự do và dân chủ, hay quay trở về chủ nghĩa Mác – Lênin và toàn trị?

Có bằng chứng đáng lo ngại nằm ở vế thứ hai.  

Hãy xem xét thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với Hồng Kông và các hoạt động của họ ở Biển Đông, bắt nạt  Đài Loan và các khoản vay khổng lồ dành cho các nước châu Á đói tiền mặt, ngang nhiên đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc.

Trung Quốc trở lại con đường toàn trị?

Một phương pháp được chấp nhận rộng rãi để đo lường vị trí của một quốc gia trong lĩnh vực chính trị là áp dụng sáu đặc điểm của nhà nước toàn trị Zbigniew Brzezinski: hệ tư tưởng chính thức, độc đảng toàn trị, mật vụ, đảng kiểm soát truyền thông và quân đội, và kinh tế tập trung.  

Trung Quốc cộng sản sẽ đi về đâu?

Trung Quốc bị chi phối bởi học thuyết xã hội chủ nghĩa bao trùm tất cả các khía cạnh của xã hội.  

Tại Đại hội Đảng 2017, Đảng Cộng sản đã phê chuẩn một điều khoản mới cho hiến pháp của mình: “Những quan điểm của Tập Cận Bình về kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc”, nâng vị thế ông Tập Cận Bình ngang tầm Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Một bức chân dung lớn của Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông hiện diện trong toà nhà của Quốc hội.

Freedom House chỉ ra rằng, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức vào tháng 11 năm 2012, Trung Quốc đã tăng cường “thực hiện kiểm soát trong và ở nước ngoài”. Ví dụ, Bắc Kinn đã thiết lập các hệ thống giám sát rộng khắp ở Trung Quốc và tiến hành các chiến dịch công khai tinh vi ở nước ngoài.

Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng độc tài lãnh tụ, Tập Cận Bình, người có quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ Mao Trạch Đông.  

Trong kỳ Đại hội Nhân dân 2018, các đại biểu nhân dân đã thông qua một sửa đổi hiến pháp để bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và cho phép ông Tập Cận Bình cai trị vô thời hạn. Quyền lực của Tập Cận Bình có thể được đánh giá bằng tỷ lệ lá phiếu trong buổi thay đổi hiến pháp: 2.958 ủng hộ, 2 chống lại. 

Những thay đổi trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước đã củng cố các vị trí khác do ông Tập Cận Bình nắm giữ (người đứng đầu Đảng Cộng sản và quân đội) nắm giữ, cả hai đều không có giới hạn nhiệm kỳ.  

Kể từ khi nhậm chức năm 2013, Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực, trục xuất kẻ thù chính trị nội bộ và hỗ trợ các chính sách nhằm tăng cường kiểm soát xã hội dân sự.

Bắc Kinh dựa vào sự kiểm soát của mật vụ đối với tất cả “kẻ thù” của chế độ. Mặc dù chế độ Bắc Kinh luôn tìm cách phủ nhận, hệ thống nhà tù và trại lao động cũ vẫn tồn tại và giam giữ các tù nhân chính trị.  

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính quyền đã bắt giữ và truy tố hàng trăm nhà hoạt động chính trị và những người bảo vệ nhân quyền. Sự biến mất không thể giải thích của hai công dân nổi tiếng, Phạm Băng Băng và Thứ trưởng Mạnh Hồng Vĩ, và những lời thú tội sau đó, cho thấy hệ thống pháp luật của Trung Quốc có bộ quy tắc riêng.

Theo BBC, các vụ mất tích ở Trung Quốc không phải là mới. Phải vài ngày hoặc vài tuần chính quyền mới xác nhận  người bị giam giữ và chi tiết xử tội. Cuối màn kịch, sẽ là một lời tự thú công khai, và kế là án tù. Phạm Băng Băng, diễn viên trong phim Iron Man 3 năm 2013, đã bị phạt 129 triệu Mỹ kim vì tội trốn thuế.  Tra tấn vẫn phổ biến dù luật có cấm.

Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc, bất đồng chính kiến ​​đã giảm bớt một cách có hệ thống, và lòng trung thành với đất nước và Đảng Cộng sản đã trở thành ưu tiên hàng đầu.

Với hơn 90 triệu đảng viên và nguồn bầu sữa ngân sách dồi dào. Cộng sản Trung Quốc kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng, thiết lập hệ thống giám sát toàn diện – hệ thống tính điểm tín nhiệm xã hội – có thể thu thập thông tin trong học bạ, vi phạm giao thông, mạng xã hội, quan hện bạn bè, tuân thủ các quy định kiểm soát sinh đẻ, hiệu suất việc làm và tiêu dùng.

Theo quy định của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hệ thống này được thiết kế để tạo điều kiện tự kiểm duyệt. “Điểm tín nhiệm xã hội” của một người có thể thể hiện lòng trung thành với chính quyền, hay cũng khuyến khích công dân giám sát lẫn nhau.

Hầu hết người Trung Quốc chỉ biết những gì họ đọc hoặc nghe trên phương tiện truyền thông do chính quyền kiểm soát. Thế nên, không có vụ thảm sát Thiên An Môn nào xảy ra, chỉ có công an buộc phải bắt giữ và tống giam một nhóm người được gọi là “côn đồ” để duy trì trật tự xã hội.  

Theo Reuters, kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn là trò mèo vờn chuột, vì mọi người sử dụng nhiều từ khó hiểu hơn trên mạng truyền thông xã hội, bởi những từ ám chỉ rõ ràng đã bị chặn ngay lập tức. Trong những năm qua, ngay cả từ “ngày hôm nay” đã bị chặn xoá.

Hai năm sau cái chết của Liu Xiaobo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, Bắc Kinh tiếp tục kiểm duyệt một loạt các tin tức và hình ảnh liên quan đến Liu trên báo chí và mạng  xã hội. Theo Bộ Ngoại giao, các cụm từ như “Hãy yên nghỉ”, các trích dẫn và hình ảnh những ngọn nến nổi tiếng của ông bị chặn trực tuyến và trong các tin nhắn riêng tư trên phương tiện truyền thông xã hội. Trung Quốc cũng đã đóng 128.000 trang web vì “nội dung không phù hợp” trong năm 2017, đặc biệt là những trang chỉ trích Tập Cận Bình và chế độ.

Chính phủ và đảng đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động của Kitô hữu, Hồi giáo, Pháp Luân Công và các tín đồ khác. Vào tháng 4 năm 2018, nhà thơ Hồi giáo Cui Haoxin đã bị đưa vào trại cải huấn 1 tuâng vì công bố những hiểu biết chính trị qua những bài thơ. Sau đó, Cui đã bị quản giáo cảnh báo ngừng công bố thông tin về trại cải huấn này, trong khi Chính phủ luôn từ chối sự tồn tại của nó.  

Người ta ước tính, có tới 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã được đưa vào các trại cải huấn.

Bắc Kinh không ngần ngại giám sát các phương tiện truyền thông ở nước ngoài bằng cách gây áp lực gián tiếp qua các nhà quảng cáo báo chí để chặn đứng những lời chỉ trích trên báo.

Một nhà truyền giáo tại một nhà thờ Tin lành quốc doanh ở miền nam Trung Quốc cho rằng cách chính phủ biến nhà thờ thành một công cụ quyền lực. Chính quyền gỡ bỏ và thay thánh giá bằng quốc kỳ, lắp đặt camera giám sát và thay thế Mười điều răn bằng lời dạy của Tập Cận Bình.

Khi Trung Quốc tiếp tục thách thức Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chế độ Cộng sản đang gia tăng sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi íchcủa Trung Quốc ở nước ngoài và trở thành một cường quốc trên thế giới.  

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, từ năm 2000, Trung Quốc đã chế tạo nhiều tàu ngầm, tàu khu trục,… hơn Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại.  

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của nó đã được hoàn thành chỉ trong năm năm (trong khi Hoa Kỳ mất tới 10 năm từ khi thiết kế đến khi ra mắt.) 

Việc tái tổ chức Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được hoàn thành trong năm nay, khiến cho PLA tinh gọn còn 2 triệu người “nhưng mạnh mẽ hơn”.

Du khách đến Trung Quốc, sau khi nhìn vào hàng chục tòa nhà chọc trời ở Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố khác của Trung Quốc, có xu hướng nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc quá thành công để đạt được chủ nghĩa cộng sản. Đó là phản ứng ban đầu của tôi đối với chuyến đi tới Trung Quốc cách đây mười năm, khiến tôi gọi Bắc Kinh là “Thành phố của hàng ngàn tòa nhà chọc trời”, một tiêu đề mà Đảng Cộng sản ưa thích và thường trích dẫn. Sau đó tôi biết rằng các tòa nhà chọc trời thuộc sở hữu của những đứa con cưng của đảng, PLA hoặc giới thượng lưu của đảng.  

Trung Quốc có 51.000 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với 20,2 triệu nhân mạng và vẫn còn tồn tại nhờ các khoản trợ cấp đáng kể của chính phủ. Và các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn trong số 500 công ty hàng đầu của Trung Quốc.

 

Nguồn: https://nationalinterest.org/blog/buzz/china-totalitarian-126577

Tin bài liên quan:

VNTB – Một thế hệ trẻ mồ côi mới khi COVID tàn phá Indonesia

Phan Thanh Hung

VNTB – Biểu tình ở Trung Quốc

Trương Thế Tử

VNTB – Phiên bản “bay giải cứu” 2023 ở Trung Quốc

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo