VNTB – Tự do tôn giáo trên mạng xã hội: nhiều “tà đạo” nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

VNTB – Tự do tôn giáo trên mạng xã hội: nhiều “tà đạo” nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Cát Tường

 

(VNTB) – Cần tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

 

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho rằng đang diễn biến rất phức tạp trên không gian mạng đối với chuyện gọi là tự do tôn giáo.

Một báo cáo nội bộ có tên “Tình hình hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng” của thiếu tá Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), có đoạn cảnh báo:

“Nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng, tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan như xem bói, cúng giải hạn, cắt tiền duyên, chữa bệnh online, lên đồng…; lợi dụng tâm lý tò mò của người dùng mạng xã hội, thu hút sự chú ý, tương tác của cộng đồng mạng để bán hàng, trục lợi, lừa đảo. Nhiều người do thiếu hiểu biết, cả tin, cuồng tín nên dễ bị lừa gạt bởi những hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan này”.

Trong phần kết của báo cáo kể trên, thiếu tá Phí Văn Thanh đề xuất cần xây dựng các cơ chế phản hồi nhanh chóng cho các vi phạm quyền tự do tôn giáo trên mạng để giúp người dân có thể báo cáo các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo trên mạng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Vấn đề đặt ra ở đây, “thế nào là tự do tôn giáo qua lăng kính an ninh mạng”?

Câu trả lời, theo như cách biện giải của phía đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thì đó là chuyện của những “tà đạo” đang nhắm đến việc bài xích tôn giáo chính thống, tạo mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết dân tộc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Rộng đường dư luận, xin trích các ý chính liên quan của tài liệu nội bộ kể trên.

“(…) Trên không gian mạng hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều hoạt động mượn danh hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc giáo lý của các tôn giáo chính thống, truyền bá “tà đạo”, “đạo lạ” và những nội dung xấu đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, tuyên truyền bài xích tôn giáo chính thống, tạo mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết dân tộc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Với ưu thế vượt trội như lượng thông tin truyền tải lớn, lan toả nhanh, cách thức đa dạng, phong phú, không bị hạn chế về không gian, thời gian, số lượng người tham gia…, mạng xã hội đã được các cá nhân, tổ chức tôn giáo triệt để khai thác, sử dụng để “sinh hoạt tôn giáo online” dưới hình thức diễn đàn, hội thảo online, nhóm kín… thông qua các ứng dụng Website, Facebook Fanpage, Zalo, Telegram, Instagram, Lotus, Mocha, Gapo, TikTok, Zoom, Youtube…; truyền đạo cũng như thể hiện đức tin của mình.

(…) Tuy nhiên, trên không gian mạng, tự do tôn giáo đang bị đe dọa xâm phạm bởi các hoạt động trái phép như phản động, bạo lực và kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Những hoạt động này không chỉ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các tôn giáo và tín đồ.

Một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ một số tôn giáo có tham vọng chính trị, bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng, tác động, lôi kéo, đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung.

Phụ hoạ với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước, số này thường xuyên viết bài, tán phát những thông tin sai sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; xuyên tạc tình hình tôn giáo, thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam; tán phát các nội dung kích động tôn giáo; tuyên truyền, khuyến khích bạo lực, gây ra mâu thuẫn và phân biệt chủng tộc giữa các tôn giáo khác nhau. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình, phản đối và đối đầu giữa các tôn giáo, gây rối loạn trật tự công cộng.

(…) Đáng chú ý, trên không gian mạng hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều hoạt động mượn danh hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc giáo lý của các tôn giáo chính thống, truyền bá “tà đạo”, “đạo lạ” và những nội dung xấu đi ngược với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, tuyên truyền bài xích tôn giáo chính thống, tạo mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết dân tộc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

(…) Không những thế, nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng, tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan như xem bói, cúng giải hạn, cắt tiền duyên, chữa bệnh online, lên đồng…; lợi dụng tâm lý tò mò của người dùng mạng xã hội, thu hút sự chú ý, tương tác của cộng đồng mạng để bán hàng, trục lợi, lừa đảo. Nhiều người do thiếu hiểu biết, cả tin, cuồng tín nên dễ bị lừa gạt bởi những hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan này.

Gần đây nhất có thể kể đến vụ “cô đồng” Trương Hương với hoạt động xem bói online cùng phát ngôn “đúng nhận sai cãi” gây “bão” dư luận những ngày vừa qua. Đối tượng này đã thường xuyên đăng tải những video có nội dung tuyên truyền mê tín, dị đoan lên tài khoản facebook cá nhân, thu hút hàng triệu lượt xem. Hành vi này đã bị Công an huyện Kinh Môn (Hải Dương) xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”…

Hay cũng đã có rất nhiều “thánh cô”, “thánh cậu” tự nhận mình là “người trời”, có thể chữa bách bệnh bằng bùa chúa, nước thánh; đăng tải những clip “chữa bệnh” lên mạng xã hội nhằm thu hút người xem, tìm đến khám chữa…

Hiện trạng trên đã đặt ra thách thức và yêu cầu cần tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng để vừa bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng của người dân, vừa giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp, chống mê tín, dị đoan đồng thời ngăn chặn âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch”.

Như vậy với những nhìn nhận trên từ cơ quan quản lý chuyên trách, cần đặt vấn đề mang tính căn cơ hơn, đó là vì sao nhà chức trách dường như vẫn dung dưỡng các hành vi trên, với giải thích đây là “mặt trái của quyền tự do tôn giáo”; trong khi đó thì thực tế chính “hàng rào kỹ thuật” được cố tình dựng lên qua thủ tục hành chính mới là vấn đề của hạn chế quyền thể hiện niềm tin tôn giáo ở người dân.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Trần văn Bình 12 months

    Nhằm giữ thế độc quyền toàn trị, Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc – vu khống tất cả mọi tổ chức – mọi thành phần không chịu nằm trong vòng kềm tỏa của Đảng.
    Đảng csVN tuyên truyền cái bánh vẽ Xã hội Chủ nghĩa để đầu độc cả dân tộc, họ tổ chức hệ thống công an bạo lực để trấn áp nhân dân. Đảng csVN sản sinh – nuôi dưỡng đám ký sinh trùng đảng viên dối trá – tham lam – vô pháp – bạo lực – tham nhũng, họ tổ chức tập đoàn thân hữu để bốc lột người dân.
    Chỉ đúng mặt – gọi đúng tên thì Đảng csVN là bè nhóm Đại Tà Đạo, cần phải triệt để loại bỏ để nhân dân và đất nước VN được bình an.