Việt Nam Thời Báo

VNTB- Từ TPP đến Công đoàn và sự thúc đẩy

Lữ Hành Gia


(VNTB) – Sự kiểm soát, chế tài giám sát lẫn nhau của các quốc gia thành viên (đặc biệt là Hoa Kỳ) việc thi hành Hiệp định khi đọc bài báo “Sau TPP,công đoàn sẽ đi về đâu?” của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ( 13/3/2016) thì quả thật không chê vào đâu được.

Việc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một sự thúc đẩy đối với Việt Nam về nhiều phương diện và cũng thật may mắn rằng nước ta đã tham gia vào một Hiệp định mang tầm quốc tế mà các bên tham gia là có những đối tác “tai to mặt lớn”có sức nặng, trọng lượng đối với nền kinh tế thế giới và lợi ích mang lại về kinh tế là rất rõ ràng, nước ta và đối tác lại có thêm những thị trường mới mẻ để gia tăng thương mại kèm theo điều khoản hấp dẫn về thuế quan, có thể nói về mặt lợi ích kinh tế thì ai cũng có thể đánh giá được trong những khoảng thời gian sau, dù lúc này nó chưa có hiệu lực.

Nhưng cái quan trọng đáng lưu ý đó là Hiệp định này nó mang lại sự biến đổi gốc rễ, đó là về mặt tiến triển đối với những vấn đề thuộc về con người. Lợi ích nói chung sẽ không chủ dừng ở kinh tế, cơm, áo, gạo, tiền mà hơn hết đằng sau những nhu cầu đó, người ta còn muốn những điều lớn hơn đối với xã hội, đòi hỏi được cống hiến, dấn thân chẳng hạn, vì lợi cộng đồng. Những điều này có thể có liên hệ đến những quyền tự nhiên của con người mà họ phải được hưởng một cách vô điều kiện, mà thật sự ở đâu người dân chưa hoàn toàn được hưởng một cách đầy đủ các quyền đó thì tất yếu họ sẽ đòi hỏi và đòi hỏi đó là chính đáng, để xứng tầm với các quyền mà họ đáng được hưởng, và rồi họ sẽ đòi hỏi ai ?

Chính là từ thực thể quyền lực đang quản lý xã hội đó mà dạo gần đây lại có những bình luận, bài viết về sự dây dưa, kéo dài về những dự luật về các quyền cơ bản như lập hội, biểu tình mà nhiệm kỳ cũng sắp kết thúc, nhân sự mới sẽ lên đảm nhiệm thì số phận của những dự luật đó sẽ như thế nào thì không ai rõ, nhưng chắc chắn rằng nếu ai có quan tâm thì sẽ không thể kiên nhẫn để thấy những dự luật đó cứ bị “lướt” qua lần này đến lần khác.
Sự kiểm soát, chế tài giám sát lẫn nhau của các quốc gia thành viên (đặc biệt là Hoa Kỳ) việc thi hành Hiệp định khi đọc bài báo “Sau TPP,công đoàn sẽ đi về đâu?” của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ( 13/3/2016) thì quả thật không chê vào đâu được. Chí ít một Hiệp định mà khiến các nước buộc phải có những thay đổi về chính sách kinh tế-thương mại, quyền lợi lao động, sự minh bạch nhằm thỏa mãn những luật chơi chung trong một khoảng thời gian nhất định là một sự hợp lý cho tất cả các quốc gia buộc phải bắt tay vào công việc, dần dần những Hiệp định thương mại quy mô lớn như thế này sẽ khiến cho chính phủ các quốc gia cho dù ù lỳ, chậm chạp, dây dưa đến mấy cũng phải buộc phải làm quen với tinh thần duy lý hóa, phong cách minh bạch thay thế cho sự cảm tính, thiếu logic, mập mờ, thiếu nhạy bén, chậm hành động, ngại thay đổi, cải cách hoặc không muốn sự thay đổi nào xảy ra, khiến các chính phủ này phải làm quen với việc tham gia và đảm bảo một cách nghiêm túc việc thực hiện đúng cam kết đối với các đối tác Hiệp định, nếu không sẽ phải chịu những chế tài bất lợi.
Giờ đây đối với lợi ích thuộc về xã hội của một đất nước không chỉ phụ thuộc vào sự đối nội của nhà nước mà còn có thêm một tầng ảnh hưởng nữa đó là sự áp lực từ các quy chuẩn quốc tế, thỏa thuận, hiệp định mà đất nước đã tham gia cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và sẽ mang đến những biểu hiện mới trên bề mặt xã hội của những đất nước đó.
Tóm lại, trông chờ ở TPP hay những thỏa thuận quốc tế trong tương lai như những cơ hội lớn, đó là một trong những yếu tố tượng trưng cho sức mạnh của thời đại làm thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước và con người

Công đoàn độc lập như là một ví dụ lớn.

Việc gia nhập TPP thì cũng đồng thời trong lĩnh vực lao động thì người lao động có quyền liên kết để lập ra các tổ chức bảo vệ quyền lợi lao động không trực thuộc Tổng Liên đoàn, đây sẽ là một bước chuyển mới về mặt xã hội mà lại là về mảng lao động gắn chặt với sự mưu sinh của con người và rồi giả sử nếu như được ra đời thì sẽ có sự tồn tại giữa Công đoàn nhà nước và các tổ chức đó, đánh dấu kết thúc sự duy nhất tổ chức nhà nước bảo vệ quyền lợi xã hội mà bên cạnh đó sẽ có một tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi của chính xã hội – vậy chẳng phải đây là quá hợp lý sao?

Ít nhất về mặt quyền lợi thì từ đây có thể tạm rời xa sự mập mờ công – tư của các tổ chức nhà nước mà thay vào đó là đã có một tổ chức của xã hội và vì xã hội, thậm chí theo đại diện đàm phán TPP thì những tổ chức bên ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn cũng sẽ được hưởng 2% quỹ lương doanh nghiệp như là những tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn, tức là phải đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động.
Ngoài ra những người tham gia vào những tổ chức Công đoàn bên ngoài Tổng Liên đoàn này phải có xuất phát từ chính giới lao động. Hãy chọn ra những người có đủ bản lĩnh, kiến thức để bảo vệ quyền lợi cho tập thể của mình hoặc tốt hơn hết phải là những người thuộc lĩnh vực luật pháp, am hiểu về tình hình lao động xã hội cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động, không gì tốt hơn là những người bảo vệ quyền lợi xã hội lại xuất phát từ chính xã hội mà nếu xét trong tình hình Công đoàn lúc trước khi ký Hiệp định TPP thì giờ đây sẽ phải có sự phân tách rạch ròi nhân sự của các tổ chức Công đoàn tại Việt Nam, và cốt yếu ở sự phân tách đó là bảo đảm nhân sự sẽ không phải là từ giới công quyền, vai trò của Nhà nước chỉ là trọng tài mà thôi.
Việc tổ chức lao động độc lập bên ngoài Tổng Liên đoàn này phải là kết quả xứng đáng với sự mong đợi của tất cả những người quan tâm đến tình hình phát triển của xã hội Việt Nam, sự đi lên của xã hội phải xuất phát từ sự tự do vận hành của chính nó mà giảm bớt sự kiểm soát từ khu vực công quyền, tổ chức lao động này ra đời từ xã hội sẽ phải làm việc cho xã hội, không mập mờ công-tư. Nó sẽ phải linh hoạt hơn những tổ chức thuộc khu vực công, không bị nặng nề và rườm rà bởi những công việc hành chánh, họp hành, ban bệ và không bị ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị, chỉ có thể thỏa hiệp vì quyền lợi lao động xã hội mà thôi, nếu có thì sự ảnh hưởng cuối cùng đến những tổ chức độc lập này phải là từ luật pháp và đó cũng phải là sự ảnh hưởng duy nhất mà nhà nước có ảnh hưởng đến những tổ chức này khi những tổ chức này có vấn đề về mặt pháp lý,ngoài ra không có sự chi phối, kiểm soát từ bất cứ điều gì đối với những tổ chức Công đoàn độc lập với Tổng Liên đoàn.
Tuy nhiên, hãy chăm chú dõi theo những diễn biến tiếp theo bằng một thái độ thận trọng và hy vọng. Nếu sự ra đời của Công đoàn độc lập với Tổng Liên đoàn trở nên thuận lợi thì đây thật sự là một bước tiến quan trọng, là tiền đề cho những bước tiến tiếp theo, từ việc ra đời của một tổ chức độc lập với khu vực công quyền sẽ hướng đến một sự thay đổi căn bản trong xã hội Việt Nam trong một lĩnh vực rất quan trọng của người dân đó là lao động nói chung, từ đó mới có thể có một nền tảng trong thời gian sau là sự ra đời của các tổ chức lao động độc lập theo các ngành nghề chuyên môn riêng biệt (ví dụ như báo chí, văn học-nghệ thuật, điện, xây dựng-kiến trúc..v..v..).  

Tin bài liên quan:

VNTB – “Du học xong về hay ở” là căn cơ vào sự tự do

Phan Thanh Hung

VNTB – Tự do dân sự và báo chí truyền thông

Phan Thanh Hung

VNTB – Tổng bí thư thời nay và phân cực quyền lực

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo