VNTB- Tương lai của sự hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Việt

Phương Thảodịch

(VNTB) – Tuần trước, Trung tâm Lợi ích Quốc gia, một trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Washington đã đưa ra một báo cáo về triển vọng của việc hợp tác ba bên giữa Mỹ, Nhật và Việt nam.

Bản báo cáo là một trong những bước “đối thoại không chính thức” đầu tiên để tìm kiếm cơ hội cho việc hợp tác lớn hơn giữa ba quốc gian trong thời gian qua. Các cuộc đối thoại ban bên này gần đây đã trở nên phổ biến hơn khi Mỹ tìm kiếm thêm mối liên kết mới ngoài các liên minh và đối tác sẵn có, gồm cả các mối liên kết giữa liên minh Mỹ – Nhật và các quốc gia khác.

Trường hợp về một mối quan hệ ba phương rộng lớn hơn cho Mỹ-Nhật-Việt đã đủ rõ rằng và từng chương trong bản báo cáo cũng đã có nêu đầy đủ. Về mặt kinh tế, Mỹ và Nhật đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt năm từ những năm 1990, và thêm vào đó là các cơ hội sẵn có như năng lượng hạt nhân và phát triển thêm vùng phụ cận đồng bằng sông Cửu long. Cả ba quốc gia đều tham gia vào đàm phán TPP hiện đang được tiến hành và hi vọng sẽ được kết thúc sớm. Về an ninh, lịch trình làm việc cũng rất phong phú về các mối quan tâm chung giữa Nhật và Việt nam khi cùng có mối quan tâm về an ninh hàng hải ( đặc biệt là các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông) cũng như là việc giúp đỡ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai.

Động lực cho việc hợp tác ba phương này đã được củng cố từ vài năm qua. Mỹ cân bằng lài ở châu Á, Nhật bản tấn công văn hóa mạnh ở Đông nam Á, và Việt nam tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với các cường quốc trên thế giới đã tạo ra một mức độ hội tụ cho phép cả ba bên cùng củng cố thêm vị trí. Nhật và Việt nam đã nâng cấp Mối Quan hệ Chiến lược tám năm lên thành Mối Quan hệ Chiến lược Rộng vào tháng 3 năm 2014, trong khi Mỹ và Việt nam ký kết mọt thỏa thuận quốc phòng hồi đầu năm nay cũng đã mở ra cánh cửa cho sự hợp tác trong tương lai về thương mại quốc phòng và đồng sản xuất khí tài. Liên minh Mỹ-Nhật cũng đã được làm mới gần đây khi hai bên chỉnh sửa lại các đường lối quốc phòng, về lâu dài được xem như là nền tảng cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực.

Tuy nhiên cũng vẫn có các giới hạn quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ ba bên Mỹ-Nhật-Việt. Về mặt cấu trúc, nỗ lực sử dụng liên minh Mỹ-Nhật như là nền tảng của tiểu đa phương đã bộc lộ những thách thức cho chính các quốc gia này, đặc biệt là khi mức độ hợp tác Washington và Tokyo thường lớn hơn nhiều mức độ hợp tác của họ đối với đối tác còn lại; và việc vượt qua hố ngăn cách này không phải là điều dễ dàng. Theo đuổi một thỏa thuận như vậy với Việt nam có thể sẽ tạo thêm nhiều thách thức bởi vì không giống như Úc hay Philippines, Hà Nội không phải là đồng minh của Mỹ và rất cẩn trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ với những cường quốc khác nhau trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Trung quốc.

Có thể sẽ có nhiều trở ngại để đạt được sự hợp tác và tạo sự kích thích các thỏa thuận ba phương này. Ở Việt nam, theo như Masashi Nishihara đã nêu ra trong một báo cáo, phát triển năng lượng nguyên tử đã giảm đi gần đây do vấn đề về an toàn và luật pháp. Ở Nhật, vẫn còn chưa rõ liệu đạo luật mà Thủ tướng Shinzo Abe cần phải thông qua để tăng cường thêm vị trí của Nhật trong khu vực này sẽ có thể được đạt được sự ủng hộ cần thiết ở cơ quan lập pháp hay không.

Không có lý do gì để cho rằng các thách thức này không thể vượt qua theo thời gian, đặc biệt là nêu xu hướng hiện nay tiếp tục và cả ba quốc gia cùng cam kết tham gia các bước quan trọng để phát triển sự hợp tác. Ví dụ, về việc an ninh hàng hải, Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Vũ Tùng ở Học viện Ngoại giao đã đề xuất một số các bước quan trọng mà cả ba quốc gia cùng có thể thực hiện, bao gồm cả việc đề nghị Mỹ và Nhật tạo ra một cơ chế đối thoại với các đối tác Đông Nam Á khác gồm cả Việt nam và không chỉ đối thoại về các chính sách mà còn là hợp tắc và chia sẻ thông tin.

Một số các tiêu chuẩn và cơ chế đã được đề nghị công khai hôm nay, bao gồm việc Mỹ-Nhật đồng tuần tra ở vùng biển Đông, việc mà vài năm trước đây rất khó thực hiện. Việc họ đang trở nên cởi mở hơn giờ đây là một minh chứng cho toàn cảnh an ninh châu Á đã thay đổi nhiều đến như thế nào chỉ trong một thời gian ngắn


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)