Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tượng Phật sụp đổ và “tín ngưỡng” cao nhất của người Việt

Đinh Liên (VNTB) Tượng Phật cao 45m tại chùa Sắc Thiên Vương (thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ , tỉnh Thái Bình) đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đã bất ngờ đổ sập lúc chiều tối 7/7/2015. May mắn là không có thiệt hại về người.

Trụ trì chùa là thầy Thích Thiện Từ cho rằng nguyên nhân có thể do kết cấu bụng yếu nên dẫn tới sụt từ bụng làm tượng Phật bị sụp đổ hoàn toàn.

Theo thông tin từ báo giới, thì ngôi chùa “45m” này thuộc dạng cao nhất, nhì miền Bắc, và số tiền xây dựng lên đến cả trăm tỉ đồng.

Dù là tiền xã hội hóa hay là ngân sách thì sự sụp đổ của ngôi chùa cũng cho thấy, con người Việt Nam vẫn trọng cái “to nhất, bự nhất” trong các công trình, sự kiện, nó vô tình trở thành một “tín ngưỡng” đặc thù của người Việt Nam.

Từ bao giờ, cái to lớn, vĩ đại trong xây dựng công trình, chuyển sang chùa tháp, tượng Phật, biến chùa trở thành bảo tàng thờ Phật?

Từ bao giờ giá trị tín ngưỡng, tôn giáo vượt ra khỏi cái tâm, lũy tre làng, những đền chùa nhỏ với mái vút cong nhưng trầm thiêng thành những ngôi chùa, tượng phật to lớn, hoành tráng, nhưng không thiếu sự trống rỗng bên trong.

Từ bao giờ việc xây dựng “to thật to, cao thật cao” trở thành mốt thời thượng và biến nó thành điểm du lịch tâm linh như chùa Bái Đính (Nam Định), tượng Phật Bà tại Linh Ứng (Đà Nẵng), tượng Phật Thích Ca (An Giang) để hái ra tiền, thay vì là nơi hoằng truyền Phật pháp, là nơi tu học theo giáo lý nhà Phật?

Không ai có thể chỉ chính xác một thời gian nào đó, chỉ biết rằng, tại Việt Nam, Phật giáo ngày càng tha hóa, ni sư rộ chuyện “khoe của, làm tình” trên internet, thậm chí là nợ nần, chơi ma túy đá như trường hợp của đại đức Thích Thanh Huy, trụ trì ở xã Minh Tâm (huyện Nam Sách, Hải Dương) người đã chết tại phòng riêng mới đây (8-7). Tượng Phật sụp, sư đổ đốn không khác gì cái thời Trần, khi “Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó có thể bảo đảm được. Tăng chúng càn đông thì càng có nhiều phần tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu hãnh càng thêm cao.”

Cái trầm thiêng của chùa biến mất, nhường cho sự tư lợi, mê tín với hoằng sa những “tham sân si” của du khách thập phương.

Tượng to lớn, chùa to lớn trở nên có khoảng cách (lạc lõng) với chính những con Phật thành tâm. Nó mâu thuẫn như chính cái tượng Phật to nhất nhì miền Bắc lại nằm tại một cái thôn ở một tỉnh còn nghèo như Thái Bình.

Không ai ngăn cản tín ngưỡng, tôn giáo trong việc lập chùa, xây tượng, nhưng đừng để cái to lớn trong tượng, chùa trở thành nơi để thể hiện cho cái quan điểm “có tiền thì cứ xây tượng to, chùa to” hay biến tượng, chùa trở thành nơi thi đua của những “con gà tức nhau tiếng gáy”.

Bức ảnh tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát nhỏ nhắn, vẫn đứng vững, đằng sau lưng là hiện trường sụp đổ của bức tượng Phật cao nhất nhì miền Bắc sao mà nghịch nhau đến thế.

Lại tự hỏi, từ bao giờ, dân Việt ta chạy đua xây tượng to, chùa to? Chỉ biết rằng, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương khi trả lời phỏng vấn báo GĐ&XH về việc xây lại ngôi chùa tượng Sắc Thiên Vương bị sụp đổ, ông cho biết, nếu nhà chùa có ý xây dựng lại công trình này thì cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện tâm linh mà chỉ sợ tốn kém tiền của. Tuy nhiên, Thượng tọa bày tỏ, “quyên góp để làm tượng Phật thì nhanh lắm vì ai cũng có lòng hướng về Phật. Làm gì người ta còn đắn đo chứ đắp tượng thì ai cũng sẵn lòng hết.”


Tin liên quan: Tượng Phật cao 26m tại chùa Sắc Thiên Vương (thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ , tỉnh Thái Bình) đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đã bất ngờ đổ sập lúc chiều tối 7-7.
Tượng Phật đang trong quá trình xây dựng
Kinh phí xây dựng tượng hoàn toàn là tiền xã hội hóa, đóng góp của các phật tử. Việc xây dựng tượng đã tiến hành từ mấy năm nay nên chưa tổng hợp được kinh phí xây dựng.Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng sớm 8-7, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, xác nhận tượng Phật đã đổ hoàn toàn. Hiện chưa rõ nguyên nhân.
UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tìm hiểu nguyên nhân tượng đổ.
Theo ông Thận, thông tin ban đầu nói tượng xây bằng tiền ngân sách là hoàn toàn sai. Hơn nữa nói tượng Phật này cao nhất miền Bắc cũng chưa được xác nhận.
Người dân địa phương cho biết chùa Sắc Thiên Vương được bắt đầu xây dựng cách đây khoảng 3 năm và kinh phí đến thời điểm này lên tới cả trăm tỷ đồng. 
Mặc dù chưa xây xong nhưng mỗi dịp lễ, tết nơi đây vẫn thu hút hàng nghìn phật tử từ khắp nơi đến tham quan ngôi chùa đồ sộ nhất khu vực này.
Trong bản thiết kế xây dựng công trình cho thấy tổng chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh đầu tượng Phật là 34 mét, trong đó phần đế cao 8 mét, phần tượng cao 26 mét do công ty Cổ phần thiết kế kiến trúc An Thái có trụ sở tại TP. HCM thiết kế.
Tượng Phật đổ nát – Ảnh: Thu Nhung 
Ngày 8-7, sư trụ trì Thích Thiện Từ vẫn chưa có mặt tại chùa vì đang bận công tác tại nước ngoài, phía nhà thầu thi công cũng không có mặt tại hiện trường. 
Hiện trường tượng phật bị sập tại Thái Bình – Ảnh: Tiến Thắng
Phần đế tượng với lớp vỏ bêtông mỏng bao bọc xung quanh tượng – Ảnh: Tiến Thắng
Lớp cốt thép mỏng hiện ra sau khi tượng bị sập – Ảnh: Tiến Thắng
Giàn giáo bị đổ sập ngổn ngang dưới đế tượng – Ảnh: Tiến Thắng
Phần trần nhà bên dưới đế tượng hư hỏng nặng – Ảnh: Tiến Thắng

Tin bài liên quan:

Kỷ niệm

Phan Thanh Hung

Thái Bình: Vẫn không xử, ra đường tiếp dân và biên bản viết tay

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.