Bill Cowan
Bình Yên Đông lược dịch
The Daily Caller – 6 tháng 1 năm 2017
(Embracing Vietnam )
(VNTB) – Ngày nay phong trào dân chủ hóa nầy là một đặc điểm đáng kể của khung cảnh chánh trị quốc gia, biểu thị bởi những cuộc biểu tình, bài viết, thư ngỏ và khiếu nại trên blogs và các websites khác, các bài viết phổ biến trên các tạp chí ủng hộ dân chủ trên mạng của Việt Nam, hay quan điểm được gởi trực tiếp đến chánh phủ và lãnh tụ Đảng.
Với ảnh hưởng chắc chắn của Trung Hoa trong việc bành trướng ở Biển Đông và Tổng thống (TT) Philippines Duterte đang loạng choạng trong mối bang giao với Hoa Kỳ, cuộc điện đàm vào giữa tháng 12 của TT tân cử Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là dấu hiệu đáng hoan nghênh. Khi Phúc chúc mừng chiến thắng của ông, TT tân cử bày tỏ sự mong muốn đẩy mạnh mối bang giao giữa hai quốc gia. Thời điểm không thể nào tốt hơn. Và cũng không thể tồi tệ hơn cho Trung Hoa, đang đe dọa lâu dài các quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ và ảnh hưởng trong khu vực. Là TT, Ông Trump có cơ hội để ủng hộ Việt Nam như một đối tác thật sự.
Về công trạng, TT Obama đã bải bỏ việc cấm vận vũ khí kéo dài trong nhiều thập niên với Việt Nam trong tháng 5 năm ngoái. Việc bãi bỏ cấm vận là một bước quan trọng – có lợi cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam, cho phép quân đội Việt Nam sở hữu những vũ khí phức tạp rất cần thiết và được dành cho việc cải thiện hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Đối với Hoa Kỳ, sự hợp tác đó bao gồm việc cho phép Hải quân Hoa Kỳ lui tới các cảng nước sâu ở Việt Nam nằm trên ngưỡng cửa của Trung Hoa.
Tất cả những việc nầy đang làm Trung Hoa không yên, vì những toan tính chống lại Việt Nam luôn luôn gặp phiền hà. Trung Hoa chiếm đóng Việt Nam lần đầu vào năm 111 trước Thiên chúa và kéo dài 150 năm. Thêm 3 cuộc chiếm đóng kéo dài hàng trăm năm trước khi người Trung Hoa cuối cùng bị đánh đuổi vào năm 1427.
Mặc dù Trung Hoa giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, tất cả người Việt đều biết rằng kẻ thù truyền kiếp của họ là Trung Hoa. Điều thú vị là, một thăm dò của Pew Research năm 2015, 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, cho thấy 76% người Việt có một cái nhìn thuận lợi đối với Hoa Kỳ. Với người Trung Hoa thì không được như vậy, thăm dò năm 2014 cho thấy chỉ có 16%.
Từ khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Việt Nam và Trung Hoa đã có nhiều xung đột nghiêm trọng. Năm 1979, người Trung Hoa xâm chiếm các tỉnh miền bắc Việt Nam nhưng cuối cùng bị đẩy lui với cái giá được ước tính là 28.000 tử vong trong một tháng. Năm 1989 họ chống lại một hành động hải quân ở Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, với 64 bộ đội Việt Nam tử thương trong một cuộc đụng độ ngắn.
Kể từ đó Trung Hoa tiếp tục coi thường ý kiến của thế giới về vấn đề Biển Đông, xây dựng căn cứ quân sự để đe dọa khu vực và các quốc gia khác đã cùng Việt Nam có những xác nhận lịch sử lâu dài về chủ quyền đối với một số đảo, bãi san hô, và đá ngầm bên trong quần đảo. Về phần mình, và chống lại sự phản đối của Trung Hoa, Hoa Kỳ đã qua lại trong vùng để khẳng định quyền tự do hàng hải trong hải phận quốc tế.
Để đáp lại mối quan hệ ấm áp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam , Trung Hoa đã lên tiếng khi nói rằng việc cải thiện mối bang giao phải không tạo áp lực lớn hơn đối với Trung Hoa hay đe dọa đến quyền lợi của nó. Người Việt đang lắng nghe, nhưng không đến mức lo sợ.
Việt Nam , một quốc gia có 90 triệu dân không sợ chiến tranh với bất cứ ai. Những lực lượng tại ngũ và trừ bị gộp lại thì lớn hơn lực lượng của Trung Hoa. Cái họ thiếu là những dụng cụ quân sự tối tân. Hầu hết cái họ đang có là từ thời Chiến tranh Việt Nam . Các dụng cụ khác thì tối tân hơn, nhưng không hiện đại.
Việt Nam là một đối tác quyến rũ không chỉ vì vai trò trong việc giảm bớt ảnh hưởng của Trung Hoa ở trong khu vực, mà còn vì cái đang xảy ra ở Philippines, nơi TT Duterte đang tích cực vươn tới cả Nga lẫn Trung Hoa, trong khi gạt mối giao hảo hàng thế kỷ với Hoa Kỳ sang một bên. Duterte dường như xem hai quốc gia nầy như người mối lái quyền lực trong vùng ổn định và lâu dài hơn. Nhận thức đó sẽ tiến triển như thế nào dưới thời TT tân cử Trump vẫn còn là chuyện phải chờ xem.
Một dấu hiệu lãnh đạm hơn, mối quan tâm cho Việt Nam, là lập trường của TT tân cử Trump đối với Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi ngược lại với quyền lợi của Hà Nội. Việt Nam là một quốc gia xuất cảng vào Hoa Kỳ lớn nhất trong số các quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương, nhưng Việt Nam đã chuẩn bị cho một kỷ nguyên hậu-TPP bằng cách tìm thị thường mới ở Trung Hoa, Nga và Liên Âu. Lập trường của TT tân cử Trump không làm nản lòng mối quan tâm của Việt Nam để có những ràng buộc chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Sau cùng, nhiều phúc trình cho biết một phong trào ủng hộ dân chủ lớn mạnh đang diễn ra ở Việt Nam . Mặc dù bị đảng cầm quyền Cộng sản chánh thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, phong trào có một số lãnh tụ đảng mong muốn cứu xét vì tình thế với Trung Hoa, láng giềng Cộng sản của Việt Nam.
Từ giữa thập niên 1990s, phê bình Đảng Cộng sản của chánh phủ Việt Nam đã được nới rộng để bao gồm hàng ngàn công dân trên cả nước. Ngày nay phong trào dân chủ hóa nầy là một đặc điểm đáng kể của khung cảnh chánh trị quốc gia, biểu thị bởi những cuộc biểu tình, bài viết, thư ngỏ và khiếu nại trên blogs và các websites khác, các bài viết phổ biến trên các tạp chí ủng hộ dân chủ trên mạng của Việt Nam, hay quan điểm được gởi trực tiếp đến chánh phủ và lãnh tụ Đảng.
Mặc dù Mỹ thua trận chiến ở Việt Nam năm 1975, cơ hội nay đang ở trước mặt của chúng ta để thực hiện nhiều mục tiêu của cuộc chiến. Dân chủ có thể không phải là một mục tiêu trong ngắn hạn, nhưng cộng tác trong những vấn đề ngoại giao, kinh tế, và an ninh khu vực là một mục tiêu rõ rệt. TT tân cử Trump có thể thay đổi lịch sử một cách nhanh chóng và bất ngờ bằng cách ủng hộ hoàn toàn và nhiệt tình cho Việt Nam và người Việt. Đó là quyền lợi tốt nhất của Mỹ.
—————-
Bill Cowan là cộng tác viên của Fox News.