Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ung thư cao nhất thế giới: vì đâu nên nỗi?

Băng Tâm (VNTB) – Việt Nam, ngoài việc nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông(TNGT) cao nhất thế giới thì cũng là quốc gia có số người bệnh và chết vì ung thư cao nhất thế giới.

Trong hội thảo ngày 21/3 với chủ đề: “Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ y tế – Hướng tới một châu Á khỏe mạnh”, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,50% (so với tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%).



Theo chỉ thị số 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998, tất cả các hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền


Giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lại “cạnh tranh” nhau về số người mắc các loại ung thư. Cụ thể: tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở TP.HCM gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi TP.HCM. Nam giới TP.HCM mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn.


Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

Chuối nhanh chín, căng mọng vì được xử lý hóa chất độc hại gốc gác từ Trung Quốc.
Riêng với nguồn thực phẩm có chất bảo quản độc hại, năm nào báo đài – truyền thông tại Việt Nam cũng lên tiếng về tình trạng thực phẩm Việt bị “tẩm độc” bởi những hóa chất độc hại (bảo quản) có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ chất tạo nạc cho lợn, đến thuốc kích thích tăng trưởng rau xanh… Chưa kể các loại đồ ăn vặt của trẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc, vốn đang được buôn bán nhiều vô kể tại các vùng nông thôn.

Tình trạng chế phẩm, thực phẩm, nguyên liệu đến từ Trung Quốc tung hoành tại thị trường Việt Nam khiến người dân, dư luận đặt câu hỏi về vai trò quản lý của nhà nước trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe người dân? Khi mà từ những chợ hóa chất lớn như Kim Biên (Tp. Hồ Chí Minh) đến các chợ lớn nhỏ trong cả nước, các loại hóa chất, phụ gia độc hại vẫn được bày bán công khai.

Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt để người dân không phải sống cùng nỗi lo bị ung thư, bị bệnh tật .

Rõ ràng, “đổi mới công tác truyền thông để người dân tự nhận thức việc sử dụng” sản phẩm sạch, để chống lại một phần gian thương Việt vì lợi nhuận – bán rẻ sức khỏe cộng đồng là một phần của chương trình hành động kiểm soát ung thư tại Việt Nam, nhưng nếu thiếu các giải pháp quản lý hiệu quả từ các cơ quan chức năng, mà cụ thể là các chi cục Quản lý thị trường các tỉnh thành trong việc ngăn chặn các mặt hàng Trung Quốc (trong đó có thực phẩm) dán nhãn mác Việt Nam, trái cây – bánh kẹo, các loại thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc chứa chất độc hại được bày bán công khai tại Việt Nam, hay các chất phụ gia/ nguyên liệu dễ dàng mua tại các chợ thì Việt Nam không chỉ chết dưới tay Trung Quốc từ chính trị, mà từ chính những lần buông lỏng, thả nổi câu chuyện quản lý, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, thực phẩm có gốc gác Trung Quốc từ bao năm nay.

Tin bài liên quan:

Nhà báo Võ Như Lanh qua đời

Phan Thanh Hung

‘Hiệu trưởng Đại học Lâm Nghiệp lạm quyền’

Phan Thanh Hung

Ngao ngán đàm phán TPP: Trở lại vạch xuất phát ‘từ sợi trở đi’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo