Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ursula Gauthier: truyền thông nước ngoài phải chống lại sự kiểm duyệt của Trung Quốc

Thái Thịnh (VNTB/Theguardian) Nhà báo Pháp bị trục xuất bởi Bắc Kinh sau khi bà viết bài phản ánh về chính sách đàn áp của Bắc Kinh đối với người thiểu số Uighur – Ursula Gauthier cho biết. 


Phóng viên người Pháp bị trục xuất khỏi Trung Quốc đã kêu gọi các nhà báo nước ngoài để tiếp tục chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xóa bỏ các bài viết phản ánh thực trạng của nước này.
Phát biểu với tờ Guardian hôm thứ Năm, khi bà chuẩn bị bay khỏi Bắc Kinh, Ursula Gauthier cho biết bà đã “tức điên” bởi những động thái của chính phủ Trung Quốc liên quan đến vấn đề  Tây Tạng và Tân Cương.
Tây Tạng và Tân Cương luôn nằm trong giới hạn mà Bắc Kinh đặt ra đối với các phóng viên nước ngoài kể từ khi bùng phát bạo động chống chính phủ trong năm 2008 và bạo lực liên quan đến người dân tộc thiểu số.
Gauthier, người có visa hết hạn vào đêm thứ năm và không được gia hạn bởi chính quyền Trung Quốc, kêu gọi các nhà báo đang làm việc ở Trung Quốc vượt qua các rào cản kiểm duyệt đó.
“Nó phải được thực hiện. Nó cần được thực hiện “, bà nói. “Điều quan trọng là phải biết Trung Quốc đã phát triển như thế nào. Nếu Trung Quốc đang che giấu một thủ đoạn lớn liên quan đến chính sách đối với người dân Trung Quốc, tôi nghĩ nó không phải là một dấu hiệu tốt. “
Gauthier khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ sau khi viết bài phản ánh về chính sách hà khắc đối với người dân tộc thiểu số Uighur (phần lớn là người Hồi giáo) sau vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Trong bài viết được đăng tải ở tạp chí L’Obs, phóng viên đã sử dụng cụm từ “đàn áp tàn bạo” đối với người Duy Ngô Nhĩ và đổ lỗi cho họ về làn sóng bạo lực gây chết người trên khắp đất nước, bao gồm sử dụng bom và dao tấn công thường dân.
Trung Quốc còn cho biết, bạo lực Tân Cương liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, trong khi đó, nhiều người cho rằng, nó thường là kết quả của chính sách đàn áp Bắc Kinh đối với tôn giáo và nền văn hóa Uighur.
Gauthier tuyên bố đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối ” xác nhận trách nhiệm của họ đối với sự bùng phát bạo lực trong cộng đồng người thiểu số “.
Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ, và yêu cầu một lời xin lỗi vì cho rằng, cáo buộc đó xúc phạm đếnngười dân Trung Quốc.
Phát ngôn viên chính phủ Bắc Kinh đã khẳng định trục xuất Gauthier, tuyên bố rằng, bà “không phù hợp” để tiếp tục làm việc ở Trung Quốc.
Trong khi đó, chỉ trích cũng hướng đến Chính phủ Pháp, khi cho rằng, tuyên bố ngắn gọn hàm ý lấy làm tiếc của chính phủ Pháp, là phản ứng quá rụt rè vì sợ làm tổn hại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Phát biểu hôm thứ Năm khi chuẩn bị rời khỏi Bắc Kinh, Gauthier cho hay, việc trục xuất cô ra khỏi Trung Quốc sẽ có một tác động tiêu cực đến các tổ chức tin tức nhỏ hơn, hoạt động ở Trung Quốc. Kiểm duyệt báo chí và quy tắc liên quan đến các chủ đề nhạy cảm như bạo lực và bất ổn ở Tân Cương là một rào cản về tự do truyền thông tại gã khổng lồ Á châu này. Trung Quốc đứng thứ 176/ 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí 2015, do tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng.
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng tổ chức truyền thông lớn – có thể sẽ không bị đe dọa. Nhưng tổ chức truyền thông nhỏ, điều đó không thể chắc chắn. “
Gauthier cũng cho biết, bà lo ngại đạo luật chống khủng bố gây tranh cãi – mà bà tin rằng, nó dùng để đặt hạn chế hơn nữa đối với các nhà báo nước ngoài, và rào chắn các sự kiện ở Tân Cương.
“Tôi thực sự lo ngại rằng có lẽ lần sau ai đó sẽ rơi vào hoàn cảnh như tôi, nhưng có thể họ sẽ bị truy tố. Tôi thực sự lo lắng về điều đó, “bà nói.
Mười ba học giả Mỹ đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc sau khi góp các bài viết liên quan đến vấn đề Tân Cương vào năm 2004.

Tin bài liên quan:

VNTB – Ban hội thẩm có trụ sở tại Vương quốc Anh: Cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ được coi là diệt chủng.

Phan Thanh Hung

VNTB – Vai trò sâu rộng của Tập Cận Bình trong cuộc đàn áp ở Tân Cương

Phan Thanh Hung

VNTB – Các nhà lãnh đạo đã công khai đe dọa các nhà báo

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo