Việt Nam Thời Báo

VNTB- Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung cộng và Ủy ban kiểm tra đảng Việt Nam

Phùng Hoài Ngọc- Minh Nguyệt


LỜI BÀN

Trước khi đọc bài tiểu luận “Bí quyết khiến Trung Cộng không sụp đổ” (bản tiếng Trung) của một luật gia Hàn Quốc về UBKT Kỷ Luật Trung Quốc, chúng ta hãy nhìn lướt qua tình trạng hoạt động của UBKT của Việt Nam.

Nhiều người đã nhận ra rằng chế độ lãnh đạo song trùng (bộ máy Đảng và bộ máy Nhà nước) có cơ cấu nhân sự gần như gấp đôi cần thiết, gây bao lãng phí và phức tạp cho xã hội. Lãng phí thì rõ rồi, hệ thống chính trị còn gây bao phiền nhiễu, chẳng hạn như việc  một thiếu tướng công an TP.HCM đã nói vướng Chỉ thị 15 Bộ CT nên khó đánh tham nhũng “không cho trinh sát đảng viên có chức quyền nếu chưa được sự đồng ý của cơ quan Đảng”. Từ đó, công tác trinh sát mất yếu tố bí mật bất ngờ vì đối tượng có thời gian “chạy” tìm bình phong thế lực bênh vực và tẩu tán, thủ tiêu bằng chứng. Ông tổng bí thư thì tươi cười nói chống tham nhũng khó vì “ta đánh ta” (?!) Trong ý kiến của TBT chẳng hề có mặt cơ quan tư pháp, đừng nói đến Nhân dân.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh khởi đầu từ quyết định của UBKTTW giao Ban bí thư họp khai trừ đảng tịch. Sau đó giao Bộ CA, Nội vụ vào cuộc để chứng minh Trịnh Xuân Thanh có tội.  Bộ máy truyền thông của Đảng thì nghiễm nhiên “coi như đúng rồi” công bố Thanh có tội. Đối tượng hoa mắt tối sầm mặt mũi không biết đường nào mà mở miệng chống đỡ. Chính điều này không cho phép Thanh giải trình việc thua lỗ và ấm ức không chịu nổi đến nỗi phải công bố từ bỏ đảng, từ bỏ tất cả, lẳng lặng vượt biên và tự mình thanh minh trên mạng xã hội. Cha của Thanh thì đòi được đối chứng. v.v…

Tân Hoa xã ngày 15/10 cho biết từ sau Đại hội 18, lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngành kiểm tra kỷ luật đảng vốn được coi là “thợ săn đánh hổ”.
   (ảnh trên: Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn)

Trang web của UBKTKLTW Trung Quốc ngày 12/10/2015 đăng bài “Hệ thống UBKTKL đảng cũng không là nơi trong sạch, tình hình hiện đang rất gay gắt, phức tạp”. Trước đó, hôm 23/9, Vương Kỳ Sơn (thư ký UBKTKLTW) công bố: “Từ Đại hội 18 đến nay, toàn ngành KTKL đảng đã xử lý hơn 3.400 cán bộ vi phạm, trong đó 14 người ở cơ quan UBKTKLTW”. Riêng năm 2014, toàn ngành UBKTKL các cấp đã phát hiện, xử lý 1.575 cán bộ trong hệ thống, trong đó có 34 cán bộ cấp cục, sở, 229 cán bộ cấp phòng, huyện. Một số quan chức trong cơ quan UBKTKLTW đã lộ mặt là “nội quỷ”, bị lôi ra ánh sáng.

Vương Kỳ Sơn cho rằng: Nếu các “đấu sĩ chống tham nhũng, giữ đảng phong đảng kỷ cũng vi phạm, cũng tham nhũng thì cuộc chiến “Đả Hổ, săn Cáo, đập Ruồi” sẽ trở thành “ngụy mệnh đề”, là trò đùa. Vì vậy, trước tiên phải giải quyết vấn đề “UBKTKL cũng không là nơi trong sạch”.

Mỗi khi giải quyết nhân vật thuộc UBKTKL thì lại thành lập “Tổ công tác đặc biệt”, vì không biết gọi tên nó là gì cho chính danh. Nghe giống như “Tổ dọn dẹp” trong các tổ chức khủng bố và mafia ở phương Tây.

Xin tiếp tục đọc bài nghiên cứu của luật gia Jiāng Xiào Bai, viên chức ngoại giao Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh.

Liên quan đến Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật, trong Hiến pháp và pháp luật TQ không có bất kì một điều khoản nào, thậm chí không có một từ khóa nào liên quan. Sự tồn tại của nó giống như một thứ vật chất tối (mờ ám) trong vũ trụ, thứ năng lượng bí ẩnnó phát ra là một cách khiến cho chế độ chuyên chế độc đảng của Đảng CSTQ không sụp đổ vì quyền lực tuyệt đối và hủ bại tuyệt đối.


Trung Quốc – cơ quan quản lí giám sát,  tiền thân UBKTKLTW, có 2300 năm lịch sử

“Anh hùng đả thiên hạ, chế độ định giang sơn”. Từ xưa tới nay, nhà cầm quyền TQ đều coi “pháp chế” là công cụ hữu hiệu nhất để làm quốc phú binh cường và duy trì thể chế ổn định, họ cũng cần mẫn sáng tạo pháp chế giống như các nhà khoa học kĩ thuật phát minh vật chất, các nhà nghệ thuật sáng tạo giá trị tinh thần. Cách thi cử lựa chọn nhân viên công vụ (tức chế độ khoa cử) sớm hơn phương Tây 1200 năm, cùng với tiền giấyngân phiếu xuất hiện sớm hơn phương Tây 400-500 năm…, đều có nguồn gốc từ sự sáng tạo này. Chế độ giám sát quan lại do cấp bậc thừa tướng đảm nhiệm thủ trưởng cơ quan giám sát cũng do hoàng đế TQ lần đầu sáng lập ra trên thế giới. Tần Thủy Hoàng, vào năm 221 trước CN, sau khi thống nhất thiên hạ, đã sáng lập ra một bộ máy mà việc hành chính do thừa tướng chưởng quản, việc giám sát do ngự sử đại phu phụ trách, quân đội do thái úy quản lí, đây gọi là chế độ tam công.

Phương thức thống trị này của TQ đã được kế tục trong xã hội hiện tại, chỉ có tên gọi và hình thức tổ chức là thay đổi chút ít. Vương triều CS mặc bộ trang phục “nhân dân” do “hoàng đế đầu tiên” là Mao Trạch Đông được mô phỏng theo người thầy trong lịch sử của mình là Tần Thủy Hoàng (hoàng đế đầu tiên nhà Tần). Mao giống Tần Thủy Hoàng ở chỗ thu trọn vào trong tay mình đảng quyềnquân quyền, sau đó ra lệnh cho tay chân mình là Chu Ân Lai và Chu Đức lần lượt đảm nhiệm chức vụ thủ tướng tương đương thừa tướng và chủ nhiệm UBKTKLTW tương đương Ngự sử đại phu. Sau đó, các đời chủ nhiệm UBKTKLTW TQ đều do một ủy viên cơ quan lãnh đạo tối cao là Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảm nhận.

Địa vị “thủ trưởng” cao như vậy, quyết định tổ chức này tất nhiên phải có quyền lực cực lớn. Ở TQ, người được gọi là “Diêm Vương gia của phần tử hủ bại”, có quyền lực lớn mạnh đủ để “bắn rơi chim bay”, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương nhiệm kì hiện tại, Vương Kì Sơn là nhân vật như vậy. UBKTKLTW phụ trách chỉ huy và giám sát ủy viên chính trị trung ương, lãnh đạo 5 cơ cấu tư pháp lớn của TQ là Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ An toàn quốc gia. Đây chính là hiện trạng của TQ. Ủy ban này thông qua các đảng viên ĐCS với số lượng vài trăm ngàn người đang là nhân viên công tác tại các tổ chức chính trị đảng địa phương và trung ương, các cơ quan truyền thông, các xí nghiệp quốc doanh qui mô lớn để thực hiện chức năng giám sát.


Nhân viên và cơ quan tình báo đặt ra ngoài cơ cấu giám sát của Đảng

“Bộ An toàn Quốc gia” với tư cách là cơ quan tình báo TQ chẳng biết có thực là “làm việc trong bóng tối, tâm hướng về ánh sánghay không. Quyền lực và địa vị của nó thấp bé hơn mọi người dự liệu. Bộ An toàn quốc gia lại không phải tòng thuộc chủ nhân quốc gia là ĐCS, mà lại cơ cấu trực thuộc Quốc vụ viện (chính phủ). Bộ trưởng Bộ An toàn quốc gia suốt mấy nhiệm kì có cấp bậc đảng thường nằm cuối danh sách thủ trưởng của 25 đơn vị Đảng ủy. So với các cơ quan tương tự của các quốc gia theo CNCS khác như KGB của Liên Xô, MFS của Đông Đức, Bộ Bảo vệ an toàn quốc gia của Triều Tiên…, Bộ An toàn quốc gia TQ có vị trí vô cùng thấp.

Thực ra, theo tìm hiểu, Bộ An toàn quốc gia TQ chỉ phụ trách thu thập tình báo và xử lí sự việc liên quan đến Đài Loan, các nhân sĩ phản chế độ và những người theo chủ nghĩa li khai. Phân tích cho thấy, TQ từ đầu đã nhận ra rằng, công việc điều tra do các nhân viên cao cấp của cơ quan tình báo phụ trách không chỉ không có lợi cho việc trừ tận gốc hủ bại, mà còn sẽ góp phần làm nảy sinh càng nhiều hủ bại, gây ra nhiều tệ nạn nghiêm trọng làm hỗn loạn kỉ luật quốc gia. Suy luận ra, việc làm này cho thấy chính quyền TQ rút kinh nghiệm từ chính sự kiện lịch sử dưới triều Minh, các tổ chức đặc vụ  QuảngTây và  Quảng Đông hoành hành bá đạo khiến cho vương triều nhanh chóng diệt vong.


Cơ chế chống hủ bại song trùng (2 quỹ đạo) của TQ

Cũng như các toa tàu cao tốc trượt trên đường sắt cao tốc, xe lửa phổ thông trượt trên đường sắt phổ thông, đối với những người đủ mọi tầng bậc bị tình nghi hủ bại, TQ cũng đã xây dựng nên các cơ chế chống hủ bại song trùng để phụ trách xử lí ở các tầng bậc khác nhau. Nếu như người nhúng tay vào hủ bại là đảng viên ĐCSTQ, thì sẽ do UBKTKL phụ trách xử lí, nếu như đó chỉ là người bình thường thì sẽ do cơ quan công an và viện kiểm sát xử trí. Các án hủ bại từ lúc thụ lí đến điều tra sơ bộ, lập án, điều tra án, trao án cho viện kiểm sát, tiến hành tố tụng, đến tòa án phán quyết, suốt cả “lữ trình tử vong” này đều do UBKTKL Trung ương tổng chỉ huy.

Trong chuyến “lữ trình” này, khoảng thời gian từ bước thứ ba “lập án” đến bước thứ năm “giao án cho viện kiểm sát” là quãng đường địa ngục mà bọn tham quan ô lại TQ sợ hãi nhất. Gọi là song trùng (song quỹ – hai quỹ đạo) là chỉ biện pháp tiến hành điều tra của UBKTKLTW trong “thời gian qui định, địa điểm qui định” đối với người bị tình nghi. Bắt đầu từ khi UBKTKLTW ra quyết định xử lí song trùng, người bị hiềm nghi sẽ bị đình chỉ mọi chức vụ, sự tự do đi lại cũng sẽ bị hạn chế. Đồng thời với các biện pháp bắt giữ, điều tra tài khoản ngân hàng, tất cả tài sản của người bị tình nghi đều bị đóng băng. Trong thời gian đó, người bị tình nghi không chỉ bị hạn chế tiếp xúc với người thường, mà còn bị hạn chế gặp người thân và luật sư, kéo dài từ 3-4 tháng kéo dài đến 2 năm, hầu như không ai có thể đứng vững suốt thời gian điều tra, cuối cùng tất cả tội lỗi phạm phải cả đời đều bị điều tra rõ ràng. Trong đó, những người trước khi bị phán xử tử hình đã tự sát hoặc loạn thần không thể đếm hết số lượng.


3 nhược điểm lớn của Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ươngTrung Quốc

Nếu so TQ với một chiếc xe hơi, Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương chính là chiếc thắng xe. Mặc dù có thể ngăn cản trước những sự kiện lật đổ nhà nước phát sinh, tương đương hệ thống chế động phòng nguy hiểm có tính năng cao, nhưng lại không hoàn toàn không có khuyết điểm. Về đại thể, Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương có 3 nhược điểm lớn:

Đầu tiên, chính quyền Tập Cận Bình một mặt nhấn mạnh “y pháp trị quốc”, nhưng chữ “pháp” ở đây còn bao hàm “cương lĩnh đảng và điều lệ đảng của ĐCS, đây là 1 trong những vấn đề. Nội bộ TQ có thể xem logic này là một loại học thuyết vĩ đại, nhưng đối với những quốc gia văn minh theo nghĩa phổ quát, logic này chẳng qua chỉ là một loại ngụy biện. Nghiêm khắc mà nói, Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương không dựa trên bất kì hiến pháp và pháp luật nào cả, chỉ có thể xem là một đoàn thể ngoài pháp luật  hay một tổ chức bí mật (dân gian thường gọi mafia – PHN chú), sự tồn tại của nó hoàn toàn không phù hợp với địa vị quốc tế mà TQ và Mĩ gọi chung là thế giới các nước G2.

Thứ hai, Cương lĩnh đảng và điều lệ đảng vì không đầy đủ các phương diện: tư cách, tính ổn định, tính sáng tỏ, tính công khai, nên không thể lấy đó thay thế luật pháp quốc gia. Cương lĩnh đảng và điều lệ đảng của ĐCS tùy lúc sẽ bị người giữ quyền lực tối cao sửa đổi.

Thứ ba, quyền lực cần phải được kiểm soát, cạnh tranh cần phải được dựa vào những nguyên tắc nghiêm túc tiến hành, mà vấn đề của Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương là quyền lực tập trung quá cao độ. Nếu như UBKTKL bản thân cũng bị hủ bại, thì việc xử trí người khác đành phải bó tay vô phương cứu chữa, khi đó UBKTKLTW sẽ có thể trở thành tác nhân dẫn đến cái chết nhanh chóng của người khổng lồ Trung quốc.

(…)


Kết

Có thể nói Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương TQ là cơ quan hữu thực vô danh, bên cạnh đó có những cơ quan hữu danh vô thực. Tác giả Jiāng Xiào Bǎi ví Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương TQ là một kị sĩ đen (mặc đồ đen, bịt mặt khăn đen đi trong đêm, hành tung bí ẩn) không rõ thân phận. Chế độ cộng sản rất kỳ lạ.


Chú thích:
Tác giả Jiāng Xiào Bǎi, nhận tiến sĩ ngành Luật tại trường ĐH Quốc gia Chính trị Đài Loan, 12 năm làm quan chức ngoại giao ở Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh, từng xuất bản 18 quyển sách liên quan đến TQ.
Nguồn 1: Hàn Quốc trung ương nhật báo (bản tiếng Trung).

Nguồn 2: http://boxun.com/news/gb/china/2016/10/201610071634.shtml#.WAroV-V968q

Tin bài liên quan:

VNTB – “Giai cấp mới”, đã đến giai đoạn cuối (kỳ cuối)

Phan Thanh Hung

VNTB- Kỷ luật lý lịch, giận dữ, quýnh quáng và hậu quả

Phan Thanh Hung

VNTB – Truyện ngắn Chí Phèo và nghệ thuật xài người của báo Văn nghệ TP.HCM

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.