Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam, Philippines, Nhật Bản phản đối việc hạ cánh máy bay thử nghiệm ở Trường Sa

Phương Thảo (VNTB/ CNN) Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, hôm thứ Bảy nói rằng một chuyến bay “dân sự” thử nghiệm nhằm kiểm tra các chức năng của một bãi đáp máy bay phản lực mới được hoàn thành trên một hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên Đảo san hô Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung quốc biện hộ
Trung Quốc đã biện hộ cho việc tiến hành chuyến bay thử nghiệm ở một sân bay mới được xây dựng trên một hòn đảo trong vùng tranh chấp ở Biển Đông sau khi bị Việt nam phản đối.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, hôm thứ Bảy nói rằng một chuyến bay “dân sự” thử nghiệm nhằm kiểm tra các chức năng của một bãi đáp máy bay phản lực mới được hoàn thành trên một hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên Đảo san hô Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Hoa Xuân Oánh tuyên bố hoạt động này là ” hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc… Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và vùng biển liền kề. Phía Trung Quốc sẽ không chấp nhận lời buộc tội vô căn cứ của Việt Nam.” Tuy nhiên Hoa Xuân Oánh đã không nhắc đến cáo buộc thứ hai của Việt Nam liên quan đến việc Trung Quốc đã nhiều lần hành hung ngư dân cũng như đâm chìm các tàu cá Việt nam ở gần khu vực Trường Sa.

Việt nam, Philippines, Nhật Bản phản đối

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết việc này được xem như là một hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biền của Việt Nam. “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt đồng thời không lặp lại động thái tương tự,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố vào ngày thứ Bảy, và nói thêm rằng động thái này ” đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Chính phủ Philippines thông báo hôm thứ hai rằng họ sẽ đệ đơn phản đối chính thức Trung Quốc về chuyến bay, tuyên bố Đảo san hô Chữ thập Reef thuộc quyền sở hữu của Philippines. “Chúng tôi sẽ nộp đơn phản đối trong một phiên tòa tới đây,” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Charles Jose cho biết. Charles Jose đã nêu rõ niềm tin của Philippines rằng “Đảo San Hô Chữ Thập hoặc Đảo San Hô Kagitingan là một phần của quần đảo Kalayaan của chúng tôi”, và rằng Philippines e ngại rằng “Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát Biển Đông, và việc này sẽ ảnh hưởng đến thương quyền tự do hàng hải và tự do hàng không.”
Chính phủ Nhật Bản – quốc gia tuy không đưa ra bất kỳ tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển phía đông của Trung – đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ ” sự lo ngại nghiêm trọng” về chuyến bay ở quần đảo Trường Sa. “Nhật Bản quan ngại sâu sắc về hành động của Trung Quốc, đây là sự thay đổi hiện trạng đơn phương… Nhật Bản không thể chấp nhận hành động vốn đang làm cho sự căng thẳng leo thang này và đây là một mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế”, Ngoại trưởng Fumio Kishida cho biết hôm Thứ hai. Ông cũng nói thêm rằng hành động như vậy ” không đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp trong ôn hòa” và “cần phải tránh đi.”

Không ai nhường ai

Hoa Kỳ cho biết trong hai năm qua, Trung Quốc đã khai hoang khoảng 2.000 mẫu đất rộng tương đương 1.500 sân bóng đá – bằng một loạt các hoạt động nạo vét lớn để biến bãi cát nhỏ thành một hòn đảo có trang bị sân bay, cảng biển và hải đăng.
Tuy nhiên Trung Quốc không phải là nước duy nhất có đường băng ở trong vùng biển tranh chấp, Trung quốc là quốc gia duy nhất có đường băng dành cho máy bay ném bom và là đường băng lớn nhất. Việt nam cũng có đường băng nằm trên một hòn đảo ở Trường sa, tuy nhiên đường băng này chỉ bằng 1/6 đường băng của Trung Quốc và không dành cho máy bay quân sự. Các nước còn lại, Đài Loan, Philippines và Ma-laysia cũng đều có các các đường băng dành cho máy bay vận tải và dân sự. 
Với vô số các hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát ngầm, Biển Đông là nơi làm dấy lên các tranh chấp lãnh thổ lộn xộn và gây ra nhiều hố ngăn cách giữa nhiều quốc gia trong khu vực với nhau.

Tin bài liên quan:

‘Một tai nạn trên Biển Đông có thể khơi mào chiến tranh Mỹ-Trung’

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam kiên quyết xây dựng đảo ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

Biển Đông nóng bỏng giờ G: Trung Quốc “chịu trận” hay làm liều

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo