(VNTB) – Việt Nam tạm dừng sử dụng dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX tại Việt Nam do hạn chế sở hữu nước ngoài
Các nguồn tin cho biết việc cung cấp dịch vụ liên lạc tới Việt Nam thông qua mạng vệ tinh Starlink của SpaceX đã gặp trở ngại, khiến việc hỗ trợ cho các máy bay không người lái tuần duyên/drones bị giảm đi.
Hà Nội mong muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng internet của Việt Nam sau sự cố – mất điện tại 5 tuyến cáp quang lớn dưới nước.
Việt Nam cũng cần dịch vụ vệ tinh cho cả khu vực miền núi và các khu vực ngoài khơi ở Biển Đông, nơi thường xuyên xung đột chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Hà Nội ngần ngại nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài
Một nguồn tin trong ngành tóm tắt về các cuộc thảo luận cho biết, các cuộc đàm phán giữa công ty của Elon Musk và chính quyền Việt Nam đã được tiến hành trong nhiều tháng hồi năm ngoái khi quan chức của SpaceX tham gia vào một phái đoàn kinh doanh lớn của Hoa Kỳ tới Việt Nam vào tháng 3 năm ngoái.
Một quan chức Việt Nam xác nhận SpaceX và đại diện Bộ thông tin đã tổ chức một số cuộc họp ít nhất từ giữa năm ngoái cho đến tháng 11/2023.
Nhưng theo một nguồn tin được tiết lộ, các cuộc thảo luận đã bị gián đoạn vào quý cuối cùng của năm 2023 khi có thông tin rõ ràng rằng Quốc Hội Việt Nam sẽ không nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài đối với SpaceX.
Một quan chức Việt Nam thứ hai cho biết, việc đình chỉ đàm phán đã dẫn đến sự gián đoạn bắt đầu từ tháng 11 đối với các dịch vụ thí điểm của Starlink dành cho lực lượng hải cảnh Việt Nam, hiện sử dụng vệ tinh để dẫn đường cho máy bay không người lái /drones ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan, bắt đầu từ tháng 11.
Không có nguồn tin nào biết liệu các cuộc đàm phán có tiếp tục hay không.
Ba nguồn, một tư nhân và hai từ các cơ quan nhà nước Việt Nam, từ chối nêu tên vì thông tin không được công khai.
SpaceX và Bộ thông tin Việt Nam cũng như Bộ Quốc phòng Việt Nam đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Nguồn tin trong ngành cho biết SpaceX đang tìm kiếm ngoại lệ đối với các quy định của Việt Nam về việc giới hạn quyền sở hữu nước ngoài, Luật Việt Nam quy định công ty viễn thông nước ngoài có cơ sở hạ tầng mạng muốn hoạt động tại Việt nam phải có 50% cổ phần thuộc sở hữu trong nước.
Nhưng việc sửa đổi luật viễn thông của do quốc hội thông qua vào tháng 11 năm ngoái đã không thay đổi các giới hạn về cổ phần nói trên.
Trong dự thảo nghị định được ban hành vào tháng 2 nhằm thực thi luật sửa đổi, các cơ quan chức năng đã bổ sung các yêu cầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh về sự hiện diện tại địa phương và kiểm soát lưu lượng dữ liệu.
Nguồn tin trong ngành cho biết SpaceX cũng đã thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ công nghệ cho các tiền đồn quân sự.
Dịch vụ internet vệ tinh là mối lo ngại cho các quốc gia độc tài?
Các câu hỏi về kiểm soát lưu lượng dữ liệu cho thấy dịch vụ internet vệ tinh có thể được coi là mối đe dọa đối với cơ chế kiểm duyệt của nhà nước. Các quốc gia độc tài thích kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông coi đây là mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Một yếu tố khác có thể là chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12 để củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng phía Nam, chỉ vài tháng sau khi họ tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tập Cận Bình được cho là đã đề nghị hợp tác nhanh hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tuyến đường sắt được nâng cấp tới một cảng ở miền Bắc Việt Nam.
Được cả hai siêu cường thu hút, Hà Nội cần phải thận trọng và có lẽ có thể bào chữa cho việc dành thời gian để cân nhắc các lựa chọn khác nhau.
SpaceX cung cấp dịch vụ vệ tinh từ hơn 5.000 vệ tinh quỹ đạo thấp cho khách hàng ở nhiều quốc gia và dịch vụ internet dành riêng cho quân đội có tên StarShield cho Lầu Năm Góc.
Bắc Kinh cực kỳ quan ngại về dịch vụ vệ tinh này vì đã thể hiện giá trị chiến lược to lớn khi được cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.
Một nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã cảnh báo vào tháng 5 năm 2022 rằng Bắc Kinh cần phát triển khả năng ít nhất là vô hiệu hóa – hoặc phá hủy – mạng vệ tinh Starlink của SpaceX nếu mạng này trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia.
Kể từ đó, Trung Quốc đã gấp rút tạo ra mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp toàn cầu của mình nhưng thái độ với Starlink vẫn không thay đổi.
Tháng trước, một bài xã luận trên một trong những ấn phẩm quân sự của Trung Quốc đã mô tả việc triển khai Starlink là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh tài sản không gian của nhiều quốc gia”.
Trong khi đó, một báo cáo của Forbes đầu tuần này cho biết các nhà lập pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng SpaceX không cung cấp dịch vụ internet cho lực lượng phòng thủ Mỹ ở Đài Loan.
SpaceX đã phủ nhận việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của mình, nhưng vấn đề đó có vẻ sẽ được một hội đồng lập pháp Hoa Kỳ đánh giá vào đầu tháng tới.
Kêu gọi thành lập Trung tâm quản lý hàng hải Biển Đông
Nguyên nhân cơ bản chính gây căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh là việc Trung Quốc chiếm phần lớn Biển Đông, điều này đã khiến 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á khó chịu.
Theo dữ liệu từ các dịch vụ theo dõi tàu, các tàu Trung Quốc, như tàu cảnh sát biển và tàu nghiên cứu, thường xuyên đi qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Những hành vi xâm nhập và sự cố ở Biển Đông đã từng gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận của Việt Nam, kéo dài khoảng 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển của nước này.
Và nếu những vấn đề đó vẫn chưa đủ thì giờ đây cần có sự thúc đẩy thành lập một trung tâm quản lý hàng hải xuất sắc để giúp giải quyết các tranh chấp khu vực nghiêm trọng ở Biển Đông và các đại dương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác.
Lời kêu gọi diễn ra sau các cuộc đàm phán ở Bangkok và Manila trong những tuần gần đây về thiệt hại môi trường to lớn ở Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc và Việt Nam là những kẻ phạm tội nặng nhất.
___________
Nguồn:
Reuters – SpaceX’s talks with Vietnam over Starlink on hold
1 comment
Không sao đâu . SpaceX nói riêng & Mỹ nói chung hổng phải the only player trong lãnh vực vệ tinh truyền thông
Dùng hàng Xã hội chủ nghĩa là yêu Tổ quốc, chỉ mong vậy