Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Những điểm chính:
Bốn người tị nạn Việt Nam bị kết án từ 24 đến 30 tháng tù giam vì đã định trốn sang Úc
Có cáo buộc về sự can thiệp của đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc
Lực lượng Biên phòng Úc được chính quyền Việt Nam bảo đảm không trừng phạt họ
Thuyền nhân Trần Thị Thanh Loan bị Úc trả về hồi tháng 4 năm 2016, bị kết án ba năm tù dù đã nộp đơn kháng cáo. (minh họa) – RFA
Bốn người Việt Nam, những người bị chính phủ Úc từ chối cấp quy chế tị nạn sau khi trốn chạy đến nước này bằng thuyền, đã bị kết án tù bởi một tòa án ở Việt Nam.
Theo đài Tiếng nói Australia, Nguyễn Đình Quý, 42 tuổi, đã bị kết án 24 tháng tù giam và người vợ 39 tuổi của ông tên là Huỳnh Thị Kiều đã bị kết án tù 27 tháng vì cáo buộc vượt biên trái phép. Hai người khác là Trần Thị Lụa, 37 tuổi và Nguyễn Minh Quyết 35 tuổi, cũng bị kết án với mức án tù 30 và 24 tháng tương ứng.
Bốn người này nằm trong số 46 người tị nạn bị trả về Việt Nam trong tháng 7 năm ngoái sau khi thuyền của họ đã bị chặn lại bởi lực lượng biên phòng Australia.
Cô Trần Thị Lụa nói với đài Á Châu Tự do (RFA) trước khi tuyên án rằng các quan chức của cả Australia và Việt Nam đều đã đưa ra các bảo đảm rằng nhóm họ sẽ không bị trừng phạt, trước khi họ bị trả về.
“Chính phủ Úc cho biết rằng họ sẽ trả chúng tôi về, và rằng họ và Chính phủ Việt Nam đã đồng ý không bỏ tù chúng tôi và cho chúng tôi trở về với cộng đồng của chúng tôi, nhưng bây giờ họ đối xử với chúng tôi như thế này,” cô nói.
Người phát ngôn của Voice Australia cho biết bốn người cảm thấy bị lừa bởi sự lời hứa dối trá rằng họ sẽ không bị trừng phạt khi bị trả về Việt Nam.
Theo tài liệu của tòa án thì cô Trần Thị Lụa và ba người khác bị cáo buộc tổ chức trốn chạy sang Australia, bao gồm xây dựng ý tưởng, mua thuyền và thu nhận tiền từ những người khác và điều khiển thuyền.
Cảnh sát cáo buộc cô Lụa thu 8.600 USD cho chuyến đi.
Trần cho biết, cô đã tổ chức chuyến đi vì cô muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho gia đình.
“Cuộc sống của chúng tôi ở đây rất khó khăn. Thật khó có thể kiếm đủ tiền để nuôi con của chúng tôi,” cô nói.
Cô nói với RFA số tiền cô thu được chi phí vào việc mua thuyền, thực phẩm và nhiên liệu cho chuyến đi.
Võ An Đôn, luật sư của bốn bị cáo, cho biết ông lo ngại chính quyền địa phương đã cố gắng gây tác động đến vụ án.
“Ủy ban Nhân dân La Gi đã chỉ đạo trừng phạt nặng nề,” ông Đôn cho biết trong một bài đăng trên Facebook vào thứ Năm.
“Việc chính quyền thị xã chỉ đạo cơ quan tư pháp xét xử là hoàn toàn trái pháp luật.”
Ba trong số bị cáo bị giam giữ trong những thời gian khác nhau kể từ khi bị trả về Việt Nam vào năm ngoái.
Cô Lụa bị giam giữ hai tháng trong khi ông Quý bị giam từ tháng 7 năm ngoái.
Human Rights Watch cho biết Nguyễn Minh Quyết đã bị đột quỵ trong nhà tù và không thể di chuyển bằng đôi chân của mình sau khi bị giam giữ chín tháng.
Chính quyền nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ không bị trừng phạt.
Bốn người trước đây đã bị kết án vì đã vượt biên trên một con tàu khác, cũng chứa 46 người trong tháng 3 năm 2015.
Trần Thị Thanh Loan, 46 tuổi, đang kháng án tù ba năm bởi một phiên tòa vào tháng 4 và đã đi đến phiên tòa hôm thứ Năm để ủng hộ những người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về chuyến đi trong tháng 7 năm ngoái.
Chồng cô, anh Hồ Trung Lợi, đã bị kết án hai năm.
Cô nói với ABC thông qua phiên dịch rằng cô đã được hứa bởi một viên chức di trú Úc rằng họ sẽ không bị xét xử khi trở về Việt Nam.
“Khi chúng tôi bị đưa về Việt Nam, một quan chức phụ nữ – mà tôi tin là từ Cục xuất nhập cảnh – nói với chúng tôi, chúng tôi sẽ không bị trừng phạt … và các cơ quan chức năng sẽ giúp chúng tôi tái hòa nhập và sau đó giúp chúng tôi tìm việc làm”, cô Loan nói.
Cô cho biết một quan chức Việt Nam cũng lặp đi lặp lại lời hứa tương tự với nhóm.
“Tôi và những người khác đã thất vọng vì lời hứa không được thực hiện và bây giờ chúng tôi đứng ở chân tường. Tôi cảm thấy như tôi đã bị lừa”, cô Loan nói.
Cô Loan cho biết cô và gia đình muốn đến Úc để bắt đầu một cuộc sống mới khi điều kiện kinh doanh đã xấu đi và chính quyền địa phương đã phá bỏ nhà của họ để xây dựng đường xá.
“Nếu tôi đi tù … Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với con tôi. Chúng sẽ không có cha mẹ trong ba năm,” cô nói.
Phiên tòa phúc thẩm của cô vẫn chưa được xác định.
Việt Nam đảm bảo những người tị nạn sẽ không bị trừng phạt
Nhiều sỹ quan biên phòng Úc đã cho biết họ được bảo đảm bởi phía Việt Nam rằng những người tị nạn trở về nước sẽ không bị trừng phạt.
Trong tháng 5 năm 2015, Thiếu tướng Andrew Bottrell nói Thượng viện rằng Chính phủ Việt Nam đã cam kết bằng văn bản.
“Có một sự cam kết của Việt Nam và … một sự bảo đảm của Chính phủ Việt Nam rằng sẽ không có sự trừng phạt nào cho việc vượt biên trái phép khỏi Việt Nam,” ông nói.
Khi được hỏi về bình luận hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Bộ Di Trú nói bất kỳ điều tra hình sự hoặc thủ tục tố tụng đối với cáo buộc buôn lậu người thuộc thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam.