Ngân Bình
(VNTB) – Tô Lâm cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Tô Lâm: Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên Tô Lâm đến thăm kể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng Tám. Nơi đầu tiên Tô Lâm đặt chân đến sáng Chủ Nhật là tỉnh Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc.
Tô Lâm cho biết các thế hệ lãnh đạo của hai đảng và hai nước đã xây dựng nên tình hữu nghị sâu sắc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Báo Trung Quốc trích lời Tô Lâm cho biết đảng luôn coi việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và sẽ nỗ lực phát huy truyền thống hữu nghị song phương do các thế hệ lãnh đạo trước đây của hai đảng và hai nước tạo dựng.
Tô Lâm và phái đoàn đã lên đường tới Bắc Kinh sau khi kết thúc chuyến thăm Quảng Châu vào chiều Chủ Nhật. Tại Bắc Kinh, bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ra sân bay nghênh đón phái đoàn chiều tối ngày 18/8/2014.
Dự kiến tại thủ đô Bắc Kinh, Tô Lâm sẽ có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai 19-8.
Đài Loan điều tra chống bán phá giá đối với xi măng và clinker Việt Nam
Đài Loan bắt đầu cho điều tra chống bán phá giá đối với xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, với biên độ bán phá giá bị cáo buộc đối với Việt Nam là 16,99%.
Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam, thuộc Bộ Công Thương, cho biết vừa nhận được thông tin Đài Loan chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Các sản phẩm cụ thể bị điều tra là xi măng và clinker được phân loại theo mã nhập khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) là 2523.29.90.00.2 và 2523.10.90.00.3.
Cuộc điều tra được Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Đài Loan (Trung Quốc) yêu cầu, trong đó nêu tên bảy công ty Việt Nam. Các doanh nghiệp khác cũng xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Đài Loan.
Cuộc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng vào ngày 8 tháng 8. Thời gian điều tra về hành vi bán phá giá là từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024. Biên độ bán phá giá bị cáo buộc đối với Việt Nam là 16,99%.
Cơ quan Phòng vệ thương mại đã thông báo cho các cơ quan điều tra bao gồm Bộ Tài chính (MoF) của Đài Loan và Bộ Kinh tế (MoEA) của Đài Loan.
Cục Hải quan Đài Loan cho biết sẽ điều tra 7 doanh nghiệp xi măng của Việt Nam. Đó là các công ty: Công ty CP Xi măng Thăng Long, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam – VICEM, Công ty CP Vissai Ninh Bình, Công ty CP Xi măng Hướng Dương – Pomihoa, Xi măng Long Sơn, Công ty CP thương mại và đầu tư Đại Việt và Thành Thắng group.
Blinken tới Tel Aviv để đàm phán
Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã tới Tel Aviv để nối lại đàm phán ngừng bắn và trao đổi tù binh giữa Israel và Hamas. Đây là chuyến thăm thứ mười của Bliken tới khu vực này kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào tháng 10.
Blinken sẽ gặp Thủ tướng Netanyahu và các thành viên nội các khác của Israel vào ngày mai. Sau đó ông sẽ đến Ai Cập. Các cuộc đàm phán được bắt đầu lại trong tuần này tại Doha sẽ được tiếp nối lại ở Cairo vào tuần tới.
Liệu vòng đàm phán mới này có thực sự mang lại kết quả hay không vẫn chưa có thể xác định được. Trong những tháng gần đây, các cuộc đàm phán đã nhiều lần được thúc đẩy và thỉnh thoảng có chút hy vọng nhưng chưa bao giờ đạt được thỏa thuận.
Tuần này, các nhà hòa giải từ Mỹ, Ai Cập và Qatar đã đưa ra một kế hoạch nhằm loại bỏ những điểm nhức nhối. Tổng thống Mỹ Biden tỏ vẻ lạc quan về một thỏa thuận vào tối thứ Sáu, mặc dù người phát ngôn của Hamas hôm qua cho biết việc đạt được thỏa thuận sau hai ngày đàm phán là ảo tưởng.