Phương Thảo dịch (VNTB) Một thỏa thuận thương mại tự do dự kiến giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có thể sẽ bị treo sau khi Bộ Ngoại giao Đức buộc tội mật vụ Việt Nam bắt cóc một doanh nhân Việt Nam trên đường phố Berlin vào cuối tháng trước. Ông Trịnh Xuân Thanh, người được chính quyền Việt Nam cáo buộc tội phạm tài chính, bị bắt cóc vào ngày 23 tháng 7, chính phủ Đức cho hay, nhưng Hà Nội cho biết ông đã tự nguyện quay về Việt Nam và tự đến cảnh sát trình diện. Sau đó, ông xuất hiện trên truyền hình nhà nước Việt Nam để đưa ra một “lời thú tội”, mà luật sư của ông gọi là “bắt buộc”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 7 tháng 7 năm 2017. Ảnh: TOBIAS SCHWARZ / AFP / Getty Images |
Cuộc chiến ngôn từ
Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Đức cho hay, “không còn nghi ngờ gì nữa” rằng các cơ quan mật vụ và đại sứ quán của Việt Nam đã tham gia vào vụ bắt cóc và mô tả đây là sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn về luật pháp Đức và luật pháp quốc tế. Họ kêu gọi Hà Nội trả lại Trịnh Xuân Thanh cho Đức, nơi ông đang xin tỵ nạn. Bộ trưởng Ngoại giao Đức sau đó mô tả sự kiện này giống như “những bộ phim hình sự về Chiến tranh Lạnh.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Bộ phận Nhân quyền của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á nói: “Berlin cần yêu cầu Việt Nam thả Trịnh Xuân Thanh ngay lập tức và dựa vào sự cam kết hiện có giữa Đức và Việt Nam để giải quyết vụ việc một cách tốt đẹp.
Tuy nhiên, cho đến nay, Đức chỉ tuyên bố người đứng đầu cơ quan tình báo Việt Nam là “người không được mong đợi” – persona non grata. Hiện tại, dường như Hà Nội không có ý định đưa Thanh trở lại Đức, đối tác thương mại châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Kết quả là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức đã nói với Reuters trong tuần này rằng “chúng tôi đang tìm kiếm những gì có thể làm được để đối tác Việt Nam thấy rõ rằng chúng tôi không thể chấp nhận được việc này”.
“Tất cả các lựa chọn đều có thể được xem xét,” ông nói thêm.
Những mất mát nào
Một lựa chọn là Đức hạn chế viện trợ phát triển cho Việt Nam. Vào năm 2015, Đức đã cam kết dành 257 triệu đô la cho giai đoạn hai năm. Một lựa chọn khác, các nhà phân tích nói với tôi một cách tự tin rằng, có thể là Thủ tướng Đức Angela Merkel, hiện là người đứng đầu không chính thức của EU, đã vận động hành lang của chính phủ các nước láng giềng châu Âu để ngăn chặn tiến trình Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã đồng ý vào tháng 12 năm 2015 và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới.
Thỏa thuận này rất quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại song phương với EU tăng từ mức 10 tỷ USD năm 2006 lên 48 tỷ USD trong năm ngoái. EU hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, sau Hoa Kỳ. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, cho rằng EVFTA có thể đẩy GDP của Việt Nam lên tới 15%.
Ngay cả trước khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có những gợi ý rằng EVFTA có thể bị trì hoãn vì hồ sơ nhân quyền khủng khiếp của Việt Nam, mà một số người cho rằng đã xấu đi trong những năm gần đây. Một phán quyết bây giờ có nghĩa là EVFTA phải được chấp thuận bởi 28 quốc gia thành viên của EU, cũng như Nghị viện châu Âu và các nhóm nhân quyền đang bận rộn vận động không thông qua EVFTA- hoặc, ít nhất, buộc phải thông qua những thay đổi lớn có nghĩa là EU chỉ chấp nhận thỏa thuận nếu chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Ông Pier Antonio Panzeri, Chủ tịch Tiểu ban về Quyền con người của Nghị viện châu Âu, cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 2 vừa qua trong chuyến thăm Việt Nam, “ chúng tôi đã nói với các nhà chức trách Việt Nam rằng sẽ rất khó chấp thuận [EVFTA] trong hoàn cảnh hiện nay” .
Việc chính phủ Việt Nam dường như cố làm dịu đi những lo ngại của châu Âu trước vụ bắt cóc vào tháng trước, khiến cho sự kiện trở nên khó hiểu hơn. Vào tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang Đức tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hamburg. Ở đó, ông đã gặp 14 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean Claude Juncker, theo các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam.
Ông Phúc cũng gặp gỡ Thủ tướng Merkel. Tại cuộc họp này, cả hai nước đã đồng ý với thoả thuận thương mại trị giá 1,7 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam. Sau đó, ông Phúc sang Hoà Lan, nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tại Den Hague, ông tuyên bố rằng Việt Nam sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành.
Một vấn đề gai góc
Chính phủ Việt Nam có lẽ biết rằng mặc dù nhân quyền có thể là một “lằn ranh đỏ” đối với một số quan chức EU, hứa hẹn về lợi nhuận lớn hơn cho các công ty châu Âu có thể đủ để thúc ép các nước khác chấp nhận EVFTA.
Hơn nữa, EU có thể tự hại mình nếu bắt đầu làm gián đoạn EVFTA vì lý do nhân quyền của Việt Nam; họ sẽ thiết lập một tiền lệ cho các thỏa thuận trong tương lai. EU từ lâu đã muốn hình thành một hiệp định thương mại tự do với khối ASEAN và thảo luận về thỏa thuận này hồi tháng 3.
Nhưng nếu EVFTA chùn bước vì hồ sơ nhân quyền của Việt Nam – dù không phải vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – thì hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU chắc chắn sẽ bị bãi bỏ. Hiệp định thương mại tự do ASEAN- EU phải xem xét các điều kiện nhân quyền ở Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Brunei, khi mà tất cả đều không đủ điều kiện yêu cầu, gần giống như Việt Nam
Nguồn: David Hutt