Việt Nam Thời Báo

VNTB- Xin lỗi, Đại lục!

Hải Yến (CHLB Đức)

(VNTB) – Lời người dịch:
Đọc bài viết này trên trang http://www.dw.com của Đức, đăng ngày 22 tháng 7 năm 2016, một trang mạng chính thống là lớn nhất của Đức, cảm thấy những facebooker Đài Loan đang nói hộ lòng mình. Người Việt mình có lẽ chỉ cần thay đổi chữ Trung Quốc hay Đại Lục bằng chữ Việt Nam là cũng có một cuộc ‘chơi” để cho chính người dân Việt thấy được một Việt Nam bản sao của Trung Quốc, một Việt Nam mất nhân quyền, một Việt Nam mà quyền sử dụng đất giống như Trung Quốc sẽ bị phế truất bất cứ lúc nào khi mà đảng cần cướp. Một Việt Nam mà những “nhân văn giai phẩm” vẫn âm thầm và tinh vi xảy ra cho đến tận nay. Một cuộc chơi như thế này trên cộng đồng facebook sẽ giúp những nhà báo quốc tề sẽ nhìn rõ chân tướng của chính quyền CSVN. Với Hội Nghị Thành Đô 1990, Việt Nam cũng sẽ rất có thể là một Đài Loan hay Hồng Công phương nam của mộng bá quyền Trung Quốc. Các facebooker Việt Nam hãy đồng hành cùng các facebooker Đài Loan và Hồng Công vời khẩu hiệu „xin lỗi cộng sản“
—————
Thông qua một chiến dịch quảng bá trên mạng facebook chúng ta sẽ thấy người Đài Loan có những nhìn nhận như thế nào về Đại Lục. Những người khởi sướng cuộc chơi đang kêu gọi mọi người hãy cùng đưa ra các kiều xin lỗi đối với bất cứ điều gì trước một Trung Hoa mộng quyền bá chủ.

Inline image 1


Đối với văn hóa Trung Hoa, chỉ một lời xin lỗi đơn giản cũng đã rất khó khăn, rất khó. Bời người Trung Quốc đã rất coi trọng sĩ diện bản thân. Mọi lỗi lầm thường được giải quyết theo kiểu “đóng cửa bảo nhau”. Nhưng Wang Yi-kai, người chủ cửa hàng kem ở hòn đảo Đài Loan đã phát động một chiến dịch với khẩu hiệu “Hãy xin lỗi Trung Quốc” thông qua mạng facebook và đã có được những hưởng ứng bất ngờ ngoài mong đợi.

Với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế cũng như mưu đồ mong muốn thống trị của người Trung Hoa. Với bất cứ điều gì mà họ cho là những hành xử không đúng chống lại quyền lợi của Trung Quốc sẽ nhanh chóng được phát động trên hệ thống truyền thông xã hội yêu cầu xin lỗi. Những người cực đoan còn tiếp tục kêu gọi tẩy chay các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài. Gần đây họ còn kêu gọi chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng cách không đến ăn tại các nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Chỉ vì họ nghi ngờ rằng đã có sự tác động của Hoa Kỳ lên phán quyết bác bỏ quyền lãnh hải ở khu vực Biển Đông của Tòa án trọng tài quốc tế ở Den Haag, Hà Lan.

Chiến dịch quảng bá cho mục tiêu chính trị

Inline image 2

Hình ảnh tẩy chay chuối nhà hàng thức ăn nhanh KFC ở Trung Quốc sau phán quyết của Tòa Trọng tài Den Haag, Hà Lan.

Wang, một ứng cử viên độc lập vào Quốc hội của thành phố Đài Bắc luôn ủng hộ chủ trương độc lập cho Đài Loan muốn thấy phản ứng của Đại Lục về chiến dịch quảng bá tranh cử của ông ấy. Năm ngôn ngữ đã được sử dụng trong chiến dịch tranh cử của Wang bao gồm: tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nhật, Hàn Quốc và ngôn ngữ truyền thống mà người Đài Loan và Hồng Công sử dụng thay vì tiếng Trung hiện tại. Sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Trung hiện tại là việc khẳng định văn hóa truyền thống của riêng họ. Tiếng Hoa đơn giản truyền thống này cũng được sử dụng thông dụng ở Đại Lục.

Ý tưởng của Wang là: fans của Wang nên đưa ra các câu xin lỗi Trung Quốc cho tất cả những gì mà tự nhiên có ở Đài Loan và không có ở Đại Lục, và cả những thứ ứng xử khác. Cuộc chơi này kết thúc vào 30 tháng 7. Lời xin lỗi nào có nhiều“likes” nhất sẽ chiến thắng, phần thưởng của cuộc chơi là câu xin lỗi đó sẽ được lấy làm biều tượng, thay vì thưởng tiền. 

Những hưởng ứng to lớn

17.000 người đã tham gia ngay sau lời kêu gọi và sử dụng chiến dịch như một không gian cho cuộc chiến đấu khẩu. Mục đích là để một đất nước được tốt hơn và hệ tư tưởng tốt hơn. Hiện nay vai trò của diễn viên tài tử Leon Dai trong việc sản xuất các bộ phim của Trung Quốc đều bị phế truất, bởi vì diễn viên này đã công khai ủng hộ chủ trượng cho một Đài Loan độc lập. Dai đã bác bỏ mọi cáo buộc và xin lỗi trên facebook.

Inline image 3

Diễn viên điện ảnh Đài Loan Leon Dai

Một thành viên đã viết “xin lỗi, em yêu Trung Quốc”. “Khi mà lần đầu tiên tôi có kỳ nghỉ ở xứ sở của bạn, tôi đã trình  quyển hộ chiếu của Trung Quốc  cho hải quan cửa khẩu, nhưng hải quan cửa khẩu đã phản ứng. Bởi vì chúng ta có quan điểm khác nhau và cho đến hôm nay chúng tôi không thể đồng ý, vô cùng xin lỗi”. Trung Quốc coi Đài Loan là một hòn đảo ly khai và gọi hòn đảo này là Đài Loan của Trung Quốc.

Làn sóng người dân trên mạng Facebook

Cộng đồng mạng facebook là cởi mở về sự khác biết chính kiến và cho phép bảo vệ chính kiến. Một facebooker viết “Xin lỗi Trung Quốc, tôi rất yếu Đài Loan va tôi không phải là nô lệ của Trung Quốc”. Một facebooker khác viết: “Xin lỗi cộng sản. Ở Đài Loan nó là tuyệt vời, khi mà tôi được quyền chọn tổng thống của tôi. Tôi cũng được quyền phê phán những người lãnh đạo. Tôi có thể viết 10 quyển sách để chỉ trích lãnh đạo nếu tôi muốn”. Người này ám chỉ việc công an Trung Quốc bắt và cấm những người bán sách ở Hồng Công. Người thứ 3 thì thêm vào: “Ở Đài Loan tôi có thể mua bán và sở hữu một mảnh đất. Ở Trung Quốc người dân chỉ được quyền sử dụng mảnh đất chứ không có quyền sở hữu. Chính vì vậy quyền sử dụng sẽ bị tước bỏ bất cứ lúc nào. Xin lỗi cho điều này” “Xin lỗi rằng tôi ở đã được quyền mở miệng ở đây (Đài Loan)”.

Inline image 4

Rất nhiều khách du lịch đến từ Đại Lục – Mỗi khách du lịch phải trả mỗi ngày  232 US-Dollar khi ở Đài Loan

Không gian châm biếm này đã kêu gọi Hồng Công cùng tham gia, kêu gọi đòi hỏi quyền tự chủ nhiều hơn cho đặc khu hành chính Hồng Công. “Tôi yêu Quảng Đông (ngôn ngữ bản địa ở Hồng Công), xin lỗi. Tôi yêu facebook nhưng không yêu Weibo, xin lỗi. Tôi là người Hồng Công, xin lỗi”. Sau đó một người sử dụng mạng từ Hồng Công đã tiếp sức: “tôi phải thành thật xin lỗi điều này, bởi vì tôi đã không điền vào mẫu nhập cảnh, rằng tôi là người Trung Quốc thay vì điền tôi là người Hồng Công. Nhưng mà với tôi không sao cả”.

Nhìn chung những chỉ trích này được tóm tắt ở những câu sau: “Xin lỗi, tôi thật sự yêu Hồng Công và Đài Loan, nhưng không yêu Trung Quốc, hãy để cho tôi yên”. Một người khác viết: “tôi xin lỗi vì tôi không có nó, vì vậy tôi phải xin lỗi Trung Quốc”

“Xin lỗi, Đài Loan thuộc chúng tôi”

Những tiếng nói từ Hồng Công và Đài Loàn có thể không đến được người dân ở Đại Lục, bởi vì chế độ kiểm duyệt mạng facebook ở Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là vẫn có những sự đáp trả từ Đại Lục: “xin lỗi, những người Đài Loan yêu quý, mặc dù trong chiến tranh Tổ quốc (fatherland) đã không bảo vệ được các bạn, vì thế các bạn đã bị rơi vào tay bọn xâm lược. Nhưng máu đã đổ ra nhiều hơn nước. Cho dù các bạn có chửi mắng Trung Quốc, chúng tôi vẫn yếu bạn. Chúng tôi đang chờ đứa con từ phía bên kia eo biển Đài Loan trở về nhà. 

Inline image 5

Chỉ 22 nước công nhận có một nước Cộng Hoa Trung Hoa, bao gồm cả Vatican

Tin bài liên quan:

VNTB – Đánh kẻ chạy đi, đánh luôn cả người chạy lại?

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Bắc Kinh đã chiến thắng’ (!?)

Phan Thanh Hung

VNTB- Có mà “tự sát chính trị”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo