VNTB – Các Thượng Nghị sĩ Mỹ tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam về công đoàn độc lập

Lê Kiên (VNTB) Vào ngày 22 – 03, Thượng Nghị sĩ Bob Menendez (thuộc đảng Dân Chủ) cùng với 18 đồng nghiệp tại Thượng viện, trong đó có cả lãnh đạo Thiểu số Dân chủ Thượng viện Harry Reid, đã gửi đến Đại sứ Froman – đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman một lá thư chung nhằm bày tỏ quan ngại của họ về vấn đề cải cách quyền người lao động tại một số nước tham gia TPP (như Malaysia, Việt Nam, Brunie) và yêu cầu không đưa bản Hiệp định này vào Quốc Hội cho đến khi các nước nêu trên thực hiện cam kết đã đề ra trong bản ghi.

VN sẽ có công đoàn độc lập và tôn trọng những quyền lao động căn bản để được gia nhập TPP



“Mối quan tâm của chúng tôi dựa trên các tiêu chuẩn lao động ở các nước này, và sự không chắc chắn về khả năng sẵn sàng của các chính phủ [các nước] trong thực hiện các cải cách cần thiết, liên quan mà họ cam kết, “các Nghị sĩ Mỹ bày tỏ.

Trong thư cũng đề dẫn Chương 19 của TPP, trong đó đòi hỏi các nước như Việt Nam phải thực hiện các bước cải cách pháp lý về quyền lao động khi Hiệp định này có hiệu lực. 
Tuy nhiên, dù đại diện phía Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ ký xác thực lời văn hiệp định TPP vào tháng 02-2016, nhưng đến nay, vấn đề Công đoàn vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam đề cập đến minh bạch, mà chỉ xuất hiện không rõ ràng và hiếm hoi trên các trang báo tiếng Việt.

Trong một thông tin có liên quan, trang tin tiếng Việt MSO cho biết, vào tháng 10 năm ngoái, TNS Mitch McConnell (thuộc đảng Cộng Hoà), Chủ Tịch Thượng Viện, đã tuyên bố là không đưa TPP ra biểu quyết cho đến sau ngày bầu cử 08 – 11. Cũng theo trang này, đây là khoảng thời gian để Việt Nam đáp ứng các cam kết về nhân quyền, trong đó bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Công đoàn độc lập (một trong những cam kết quan trọng nhất) để đổi lấy các lợi ích về mặt kinh tế. 
Sự ra đời của lá thư chung lần này, chính là “đảm bảo người lao động Mỹ và khối doanh nghiệp [ở Mỹ] không phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh,” thư chung đề cập. Nhưng liệu động thái lần này của các Nghị sĩ Mỹ có tiếp tục gây sức ép nhân quyền, buộc Việt Nam cởi mở hơn về Công đoàn độc lập? Trong bối cảnh, bộ máy nhân sự cấp cao Việt Nam đang được chuyển giao trong thời gian sắp tới!? 

Chương 19 của TPP nhấn mạnh, tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và “các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao. […] Trong đó, là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. “

Điều này có nghĩa, những người lao động tại Việt Nam hoàn toàn có quyền thành lập công đoàn cơ sở mà không cần Chính phủ cho phép hay không, và người lao động có quyền tự quyết về mặt nhân sự và tài chính đối với tổ chức này. Nó khác khá xa so với các tổ chức công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thuộc quyền kiểm soát của nhà nước Việt Nam). 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)