Anh Khoa dịch
(VNTB) – Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng của Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng chỉ sẽ có những thay đổi nhỏ trong quản trị quốc gia.’
Ông Phạm Quang Minh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết người dân bàng hoàng và bất ngờ khi biết tin ông Chính sẽ làm thủ tướng vì không mấy người biết đến ông ta.
Ông Minh nói thêm rằng ông không mong đợi ông Chinh 62 tuổi sẽ sáng tạo lại các chính sách quốc gia với mô hình lãnh đạo tập thể đặc trưng của nhà nước cộng sản độc đảng của. Ông Phạm Minh Chính bất ngờ được bổ nhiệm thủ tướng chính phủ trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thưs XIII được tổ chức vào tháng Giêng năm nay cùng với xác định các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và tổng bí thư cho nhiệm kỳ 5 năm tới.
Là người đứng đầu chính phủ nhưng ông Phạm Minh Chính không chính thức được coi là vị trí quyền lực thứ hai trong “tứ trụ” của quyền lực nhà nước. Ông Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, giữ chức vụ cao nhất – Tổng Bí thư, trong khi Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, trở thành chủ tịch nước – một vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ nên được giới quan sát coi là ông Phúc bị cách chức.
Cựu bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ, 64 tuổi, từng được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức thủ tướng, đã trở thành Chủ tịch Quốc hội.
Trong lời chúc mừng tới ông Chính hôm thứ Hai, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Hà Nội về các chiến lược phát triển và thúc đẩy quan hệ song phương để cả hai nước có thể là “láng giềng và bạn bè tốt”.
Trong bài phát biểu trước quốc hội, ông Chính cho biết chính quyền của ông sẽ tập trung vào các biện pháp chống tham nhũng, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số và giải quyết các vấn đề cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Việt Nam sẽ “tích cực hội nhập cộng đồng quốc tế” và “kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình”, ông nói thêm.
Ông Minh nói rằng công việc gần đây nhất của ông Chính là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của Bộ Chính trị đã khiến ông Chính nhận được sự ưu ái lớn trong giới chóp bu. Vì ông Chính là xem xét các chức vụ hàng đầu, nên các ủy viên Trung ương chịu trách nhiệm bầu thủ tướng phải cảm ơn ông Chính vì được thăng tiến gần đây trong sự nghiệp của họ. “Trong số 200 ủy viên của Ủy ban Trung ương, có lẽ một nửa, hoặc hơn một nửa, có lý do để biết ơn ông ấy,” ông Minh nói.
Công việc chính của ông Chinh trên cương vị thủ tướng sẽ là điều hành đất nước dựa quyết định tập thể dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trọng. Ông Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế đã nghỉ hưu của 5 thủ tướng, cho biết nếu muốn theo đuổi chính sách riêng, ông Chính phải thuyết phục các đồng nghiệp đồng ý trước.
“Thủ tướng có nhiệm vụ chủ động đề xuất, thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận và phê duyệt [chính sách]. Tôi nghĩ những người tiền nhiệm của ông ấy như các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải trước đây đã có nhiều cố gắng ”, ông Doanh nói khi nhắc đến hai cựu lãnh đạo mà ông từng làm việc. “Một số trong số này là những nỗ lực thành công, nhưng cũng có những nỗ lực không thành công.”
Ông Chính từng nếm mùi chương trình nghị sự của mình bị trật đường rày trước đó, ông Doanh nói, đề cập đến dự luật đặc khi năm 2018 cho phép các công ty nước ngoài thuê đất đến 99 năm. Dự luật đã khiến một loạt các cuộc biểu tình công khai bùng nổ ra khắp cả nước vì lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm đất.
“Rõ ràng, ông Chính là người xúc tiến việc chuẩn bị và trình Quốc hội dự thảo luật. Chính ông ấy là người vận động và đưa ra dự luật, dẫn đến phong trào phản đối mạnh mẽ của người dân, sau đó Quốc hội phải tạm dừng dự luật đó ”, ông Doanh giải thích.
Ông Minh nói rằng ông Chính có thể thúc đẩy dự luật, trong đó có đặc khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh, dựa trên kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của ông khi là Bí thư tỉnh ủy từ năm 2011 đến 2015. Là một tỉnh ven biển với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó có điểm du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã trở thành một trong những tỉnh giàu nhất Việt Nam dưới thời ông Chính. Huyện Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là địa bàn của một đặc khu kinh tế đang được phát triển.
“Khi trở thành quan chức của bộ máy trung ương, không hình dung được người dân phản ứng mạnh như thế nào về dự thảo luật đặc khu kinh tế nên phải lùi lại một bước ”, ông Minh nói và cho biết thêm, ông Chính khó có thể đưa ra những đổi mới về đối ngoại, thay vào đó chọn đi theo cách tiếp cận “thực tế và thực dụng” nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng nồng ấm với Washington trong khi tránh xa lánh Trung Quốc quá mức trong bối cảnh Hà Nội xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Minh nói rằng ông Chính có thể nghi ngờ Mỹ hơn những người tiền nhiệm ở mức độ cá nhân do những năm ông làm tình báo nước ngoài ở Bộ Công an. “Ông ấy có thể nhìn mọi thứ theo tâm lý Chiến tranh Lạnh,” ông Minh nói
Zachary Abuza, một giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, chuyên về các vấn đề an ninh Đông Nam Á, cho rằng sự hợp tác của Hoa Kỳ đã trở nên rất gắn bó với các mục tiêu chính sách của Việt Nam đối với Chính phủ và gây ra nhiều tổn hại cho mối quan hệ song phương.
“Cá nhân ông ấy có thể tỏ ra khác biệt hơn Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Tấn Dũng, cả hai đều rất thoải mái trong giao dịch với người Mỹ, ” ông Abuza nói, đề cập đến hai thủ tướng trước. “Nhưng trong chương trình nghị sự đã công bố của ông ấy, tôi không thấy ông ấy thực sự thay đổi hướng đi nào cả.”
Victor Zhikai Gao, Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, đồng thời là giáo sư chủ nhiệm tại Đại học Soochow, cho biết Việt Nam có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ đến thế giới rằng ASEAN mong muốn thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển với tất cả các nước, “ hơn là buộc phải chọn phe giữa các siêu cường trên thế giới ”.
“Khi thế giới đang biến động mạnh mẽ [như hiện tại], việc giữ gìn hòa bình và ổn định là điều vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia và người dân trong khu vực của chúng ta,” ông Gao nói.
Nguồn: SMCP