Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kỳ thị F0 đang gây khó cho việc cách ly tại nhà

Phạm Lê Đoan

 

(VNTB) – Đừng giao cho cảnh sát canh F0, mà hãy để bà con lối xóm giúp đỡ!

 

Hiện tại ở Sài Gòn bắt đầu có lời kêu gọi hãy thay đổi cách nhìn giúp F0 nhanh khỏi nhiễm! Bởi tái hoà nhập với cộng đồng thì chúng ta mới nhanh dập được dịch, kinh tế mới nhanh hồi phục! F0 vì mọi người, mọi người vì F0!

Chỉ cần thay đổi chiến thuật, hàng xóm đừng “kỳ thị” F0, bởi F0 chỉ là bệnh nhân, láng giềng cố gắng giúp đỡ, cơ quan chuyên trách y tế cộng đồng như HCDC cứ công khai, bà con lối xóm canh chừng dùm!

Có ý kiến, đó còn là vấn đề của nhân quyền.

Hậu quả của ‘tự huyễn hoặc’ là ‘hình mẫu chống dịch’

Thật ra thì vấn đề kỳ thị người nhiễm Covid có lỗi trước tiên từ nhà chức trách, khi ngay từ lúc ban đầu đã chọn phương pháp cách ly tập trung với cứng rắn cưỡng bức người ‘nghi nhiễm’ cứ như tội phạm hình sự.

Tài liệu huấn luyện y tế nói rằng sự kỳ thị liên quan tới việc thiếu kiến thức về cách lây lan của Covid-19, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về căn bệnh và sự chết chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật.

Không có cá nhân đơn lẻ hay một nhóm người nào có nguy cơ làm lây lan Covid-19 nhiều hơn những người khác.

Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe công cộng như đại dịch này là giai đoạn căng thẳng cho người dân và các cộng đồng. Cảm giác sợ hãi và lo âu về một căn bệnh có thể dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội, là những quan điểm và niềm tin tiêu cực đối với con người, nơi chốn hoặc sự vật nào đó.

Sự kỳ thị có thể dẫn đến việc gán mác, gây ấn tượng nhất định, phân biệt đối xử và các hành vi tiêu cực khác đối với người khác – kỳ thị với tôn giáo “Hội Thánh Phục Hưng” là một dẫn chứng.

Ví dụ như, sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể xảy ra khi người ta liên hệ một căn bệnh như Covid-19 với một nhóm đối tượng, cộng đồng hay quốc tịch nào đó. Sự kỳ thị cũng có thể xảy ra sau khi một người khỏi Covid-19 hay được kết thúc thời gian cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.

“Dịch” không phải là “giặc” để mà tiêu diệt kiểu ‘tống’ vào trại cách ly

Khá lạ là các tài liệu huấn luyện y tế mà Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đều nhấn rõ rằng chính sự kỳ thị làm tổn thương tất cả mọi người, bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận đối với người bình thường, thay vì tập trung vào bệnh đang gây ra vấn đề.

Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế tức thì, và cản trở người ta áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. Điều này có nghĩa là sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bùng phát còn khó khăn hơn.

Thực tế những gì đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy các khuyến cáo về sự kỳ thị nói trên đã hoàn toàn đúng.

Thế nhưng dường như nhà chức trách vẫn xem thường mọi khuyến cáo từ HCDC. Đơn cử, ví dụ các từ như “ca nghi nhiễm”. Từ này có thể cổ xúy các định kiến tiêu cực hiện đã tồn tại, củng cố thêm các mối liên hệ sai lệch giữa căn bệnh và các nhân tố khác, tạo ra nỗi sợ, hoặc hạ thấp phẩm giá của người bệnh. Điều này có thể khiến mọi người ngần ngại đi sàng lọc, xét nghiệm và đi kiểm dịch.

Kỳ thị xã hội trong lĩnh vực sức khỏe là việc liên hệ một cách tiêu cực những người có một số điểm chung nào đó với một căn bệnh cụ thể. Khi dịch bệnh bùng phát, những người được cho là có mối liên hệ với căn bệnh sẽ có khả năng bị phân biệt đối xử. Họ có thể bị cô lập hoặc mất đi chỗ đứng trong xã hội.

Bắt nạt trên mạng

Xin chép ra đây một câu chuyện người thật, việc thật.

Bà N.T.T.M., ngụ phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, nơi đang chịu lệnh giãn cách xã hội ‘nhà ai nấy ở’ kể lại, trong một cuộc họp với đối tác kinh doanh, chồng của bà vô tình ngồi chung phòng họp với một trường hợp F1 nên cả gia đình bà đã tự giác khai báo y tế và được cho cách ly y tế tại nhà. Sau khi danh sách những người F1 có tên chồng của bà bị rò rỉ và phát tán trên mạng xã hội thì gia đình bà không được “yên thân”.

Thay vì đồng cảm và chia sẻ, một số người hàng xóm của bà M. đã có những lời bàn ra tán vào, có người còn nói nhà bà là ổ dịch, hãy tránh xa. Chưa hết, tài khoản Facebook của vợ chồng bà có nhiều người lạ vào tương tác.

“Bên cạnh những lời động viên, chia sẻ cũng có không ít ‘comment’ bằng thái độ xách mé, thậm chí họ còn gửi cho tôi dòng chữ mỉa mai: “Tao mà ho một tiếng, cả nhà mày chạy mất dép…”, khiến cả nhà tôi rất buồn” – bà M. kể.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tiền công đức cho nhà chùa hay cho nhà sư?

Do Van Tien

VNTB – Mê hồn trận con vi – rút cúm Tàu

Phan Thanh Hung

VNTB – Đơn hàng ‘đi chợ hộ’ quá tải

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo