Sau hơn ba tuần biểu tình ủng hộ dân chủ, vòng đối thoại đầu tiên giữa chính phủ Hồng Kông và đại diện sinh viên của phong trào cuối cùng diễn ra vào ngày thứ Ba.
Năm lãnh đạo sinh viên, mái tóc rối bù, mặc T Shirt mang dòng chữ “Freedom Now” đối thoại với các quan chức, những người đáng tuổi cha mẹ, phụ huynh của mình trong thái độ thẳng thắn, dứt khoát. Sau đây là 6 điểm chính yếu rút ra từ cuộc đối thoại kéo dài hai giờ:
1. Về cuộc đối thoại
Mong đợi cuộc đối thoại này trở thành sự khởi đầu của nhiều vòng đối thoại khác giữa chính phủ và đại diện sinh viên. Bà Carrie Lam tuyên bố rằng trong vòng thứ hai của cuộc hội ý cộng đồng về chủ đề bầu cử giám đốc điều hành HK năm 2017, chính phủ sẽ “duy trì đối thoại với đại diện Liên Đoàn SVHK”
2. Về bản thân Phong trào Occupy Central
Cả giám đốc điều hành C.Y. Leung và phương tiện truyền thông đại lục đều không nói gì thuận lợi tốt đẹp về các cuộc biểu tình, vốn bị chính phủ Hong Kong và chính quyền trung ương (Bắc Kinh) coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại, Bà Carrie Lam khen ngợi những người biểu tình sinh viên là “hòa bình” và “đã biểu hiện một ý thức mạnh mẽ về nhận thức của công dân.”, “Chúng tôi đánh giá cao về những điều đó” bà nói. Bà Lam cũng thừa nhận các “chiến dịch xã hội (phong trào biểu tình của sinh viên) là một quy mô lớn với những tác động sâu rộng.” Nhưng trước cuộc đối đầu bất phân thắng bại ở Mongmok, bà Lam cảnh báo rằng phong trào đã có đi sai lệch từ chủ trương “hòa bình, tình yêu” và đang ở gần với hành vi “bạo động phá hoại.”
3. Về các báo cáo sai lệch
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ, từ lâu đã cáo buộc chính quyền Hồng Kông đã gửi các báo cáo mang nội dung sai lệch về ý kiến cải cách chính trị của người dân Hông Kông đến chính quyền trung ương Trung Quốc. Trong cuộc đối thoại, bà Lam khẳng định không hề có việc đó, mà các báo cáo ấy phản ánh sự đa dạng của các quan điểm trong xã hội Hồng Kông. Tuy nhiên, bà Lam đồng ý sẽ cung cấp thêm một báo cáo bổ sung đến Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao của lãnh đạo trung ương Trung Quốc, phản ánh các sự kiện diễn ra trong hai tháng qua về “các quan điểm cùng khát vọng đã được bày tỏ”
4. Sửa đổi bộ Luật cơ bản
Những người biểu tình, yêu cầu thay đổi điều lệ đề cử các ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm Giám đốc điều hành 2017 nhưng chính phủ từ chối vì cho rằng đó là một sự vi phạm của bộ Luật cơ bản, trong đó quy định các ứng cử viên phải được đề cử bởi một “Ủy ban đề cử rộng rãi. “. Giữa cuộc đối thoại, đại diện sinh viên đưa ra yêu cầu sửa đổi Luật cơ bản. Bộ trưởng Tư pháp Rimsky Yuen trả lời “việc sửa đổi Luật cơ bản không phải là một xem xét thực tế” căn cứ vào việc phải được sự đồng ý của hai phần ba Hội đồng Lập pháp Hiện nay.
5. Sau hạn định của năm 2017
Một vấn đề khác lớn mà các sinh viên đưa ra, đó là phải chăng tiến trình bầu cử hiện do cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đưa ra chỉ áp dụng cho cuộc bầu cử năm 2017 hay là xa hơn nữa. Mà Lam giải thích rằng các tiến trình đề nghị và thực hiện cải cách bầu cử có thể được kích hoạt “để tăng cường phương cách bầu cử giám đốc điều hành” sau năm 2017, bà cho biết là chính phủ đang tìm hiểu các phương cách để xây dựng nền tảng cho cuộc thảo luận, qua đó các “sinh viên đó và những người trẻ tuổi nói chung có thể tham gia” trong cuộc đàm phán về “phát triển hiến pháp hậu 2017″.
6. Cuộc đối thoại đã có tiến bộ gì ?
Có lẽ nên sử dụng kết luận của Lester Shum, Phó tổng thư ký của Liên Đoàn sinh viên, anh cho biết: “Trong 1 giờ rưỡi, chúng tôi đã chỉ nghe thấy một thông điệp: chính quyền chỉ muốn chúng tôi cố chịu đựng những gì đang có.” Bà Lam, trong một giải đáp mơ hồ, đã tuyên bố rằng “vẫn có không gian bàn thảo cho các vấn đề cụ thể như thủ tục đề cử”. Ramond Tam, bí thư về Hiến pháp và các Vấn đề đại lục, dường như cho rằng đề nghị về các ứng cử viên của công chúng có thể là một điểm thảo luận trong vòng thứ hai.
Sau cuộc họp, các sinh viên đã biểu lộ thất vọng, họ chưa biết có nên tiếp tục đối thoại nữa hay không.
“Đó là lý do tại sao rất nhiều sinh viên người vẫn còn ở lại đây đêm nay”, lãnh đạo sinh viên Yvonne Leung nói với hàng ngàn người biểu tình cổ vũ mình tại địa điểm biểu tình tràn ngập các lều trại tại khu Admiralty, gần văn phòng chính phủ hôm thứ Ba.
“Chúng tôi hoàn toàn chả hiểu họ nói gì… Chính phủ đã không đưa ra một câu trả lời cụ thể gì trong cuộc đối thoại ngày hôm nay. Chúng tôi rất thất vọng.”
Khi được hỏi nghĩ gì về cuộc đàm phán, Jasmine Cheung, 22 tuổi, một người làm tiếp thị, theo dõi chương trình phát sóng cuộc đàm phán bên ngoài tòa nhà lập pháp nói thẳng thừng “Bullshit”. Cô nói, các đại diện chính phủ né tránh các vấn đề của sinh viên. “Họ đang làm ngơ nguyện vọng của tất cả những người ngồi ở đây. “
(Theo Robert Olsen-The Forbes và tin tức của Reuters)