Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức ,Hồng Y Rainhard Marx lên đường công du Việt Nam vào ngày thứ sáu .Chuyến thăm có ý nghĩa lớn cho giáo hội hoàn vũ vì Vatican hiện rất lưu ý đến Đông Á.
Như văn phòng của Hồng Y thông báo: “Chuyến công du 10 ngày, khởi đầu vào ngày thứ sáu,chủ tịch hội đồng giám mục Đức muốn tìm hiểu về, một giáo hội đang phát triển trong một tình trạng khó khăn”. Sau các chuyến thăm Hoa Kỳ, Ecuador vị Hồng Y ,62 tuổi tiếp tục đến giao tiếp với các giáo hội thuộc Vatican ở Viễn Đông. Cuộc công du cũng mang tầm quan trọng vì Vatican đang chú ý đến Đông Á.Hồng y Marx là thành viên trong một nhóm Hồng Y tư vấn thân cận của Giáo Hoàng Phanxicô.Hội đồng Giám mục không loan tin rộng rãi cuộc thăm viếng.
Tình trạng nghiệt ngã của người Thiên chúa giáo trong nước
Cùng với Trung Hoa và Bắc Hàn, Việt Nam thuộc về các quốc gia cộng sản ở Đông Á, nơi những người Thiên Chúa Giáo đặc biệt đang gặp nhiều khó khăn.Mới đây một tuần trước ngày lễ Giáng Sinh , Luật sư Thiên chúa giáo Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ vì |tuyên truyền chống nhà nước” khi ông đã phải ở tù 4 năm vì bị cáo buộc tương tự. Phó chủ tịch Hội đồng Nhân Quyền ở Nghị Viện Âu Châu và là chính trị gia của Đảng Xanh bà Barbara Lochbihler cũng đã lên tiếng chỉ trích các hành động ngược đãi và giam giữ những người phê bình chính quyền trong một cuộc thăm Việt Nam vào tháng 11. Bà đòi hỏi phải thẩm định kết quả nhân quyền khi thực hiện thỏa ước thương mại tự do giữa Liên Minh Âu Châu (EU) và Việt Nam. Đây cũng là đề tài mà Hồng y Marx cũng rất quan tâm. Là Chủ tịch Hội đồng giám mục Liên Minh Âu châu (COMECE) nên Ông là người giao tế hàng đầu của giáo hội công giáo đối với EU.
Trong chương trình sẽ có các cuộc thảo luận với các Giám Mục địa phận
Chương trình dự kiến ngoài các buổi nói chuyện với Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ở Hà Nội và Tổng Giám Mục Phaolồ Bùi Văn Đọc của thũ phủ kinh tế thành phố Hồ chí Minh còn có cuộc trao đổi ý kiến với Chủ tịch Ủy ban Nhân Quyền “Công lý và Hòa bình”, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Các cuộc thảo luận chính trị và gặp gỡ tai Tòa Đại Sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng được trù tính.
Hướng đi chính sách tôn giáo ở quốc gia,theo tư liệu Vatican có 6,6 triệu người Công giáo trong sô 90 triệu dân gần đây đã diễn tiến không rõ ràng. Vào tháng tư rồi các đại diện giáo hội nhìn nhận có dấu hiệu sẽ nới lỏng những biện pháp hạn chế, chẵng hạn công nhận nhanh các cộng đoàn tín ngưỡng.
Quy định đăng ký đối với các cộng đoàn tín ngưỡng
Tuy nhiên Luật quy định đăng ký đối với các cộng đoàn tín ngưỡng do Ủy ban thường vụ quốc hội đưa ra đã tạo quan ngại cho La mã .Sứ thần vatican,Giám mục Leopoldo Girelli đã tuyên bố vào tháng tám về sự kiện này là “bước lùi”. Trước đó các Giám mục công giáo Việt Nam đã lên tiếng tỏ ý lo sợ luật tôn giáo sẽ cho phép lãnh đạo cộng sản quyền lực bao quát về các tổ chức tôn giáo và khoảng không gian độc đoán cho nhà nước.
Từ nhiều năm Vatican thận trọng tìm mối quan hệ tốt đẹp hơn với quốc gia công sản.Sau khi quan hệ ngoại giao bị cắt đứt từ năm 1975, Giáo Hoàng Bênêdictô XVI vào tháng giêng 2011 đã bổ nhiệm Girelli, Sứ thần tòa thánh ở Tân Gia Ba kiêm nhiệm thêm quyền đại diện cho Việt Nam. Vào tháng 10.2014 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Giáo hoàng. Vatican đã đánh giá là “một bước tiến quan trọng.”
Giáo hoàng Phanxicô lưu tâm tình trạng giáo hữu ở Việt Nam
Vào tháng giêng năm rồi ,Hồng y tòa thánh Fernando Filoni đã thăm đáp lễ thủ tướng ở Hà Nội. Cả hai đã nói chuyện 45 phút. Theo Filoni , chủ tịch bộ truyền giáo , một bộ phận nhiều quyền lực ảnh hưởng đến đường lối của giáo hôi ở Á Châu, đã nhận xét sau cuộc gặp là Việt Nam có thiện chí muốn đẩy mạnh đối thoaị
Giáo hoàng Phanxicô lưu tâm đến các giáo hữu Việt Nam không chỉ qua việc tấn phong Hồng Y cho Tổng Giám Mục Hà Nội Nguyển mà còn biểu hiện thiện ý khi Giáo hoàng đi qua Việt Nam trên chuyến bay đến Phi Luật Tân cách đây một năm đã gửi từ buồng phi công một điện tín với lời cầu chúc “May Mắn và An Khang”.Từ đất nước Việt nam, Hồng y Marx, một trong chín Hồng y của Ủy ban cải cách của Giáo hoàng sẽ có những ấn tượng chính xác hơn và có lẽ sẽ tường trình Giáo hoàng vào một dịp nào đó về chuyến công du.
Nguồn: Burkhard Jürgens (Thông tấn xã công giáo KNA)
Bản dịch Nguyễn Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21)