Phương Thảo (VNTB/Nikei Asian Review) Nhà báo Atsuchi Tomiyama của tờ Nikei Asian Review vừa nêu ra một cách nhìn mớ khi cho rằng một trong những lý do khiến cho ông Dũng bị loại khỏi chức Tổng bí thư Đảng cộng sản do ông ta là người Miền Nam.
Cuộc chiến tranh Việt nam đã kết thúc cách đây 41 năm, nhưng cuộc đua dành chức lãnh đạo cao nhất ở Việt nam đã thể hiện “sự phân chia Bắc- Nam vẫn còn là một yếu tố trong nền chính trị của Việt nam.” Tác giả cho rằng việc ông Trọng tái đắc cử là một hành động “ chặn bước tiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã từng được xem như là một ứng cử viên nặng ký cho chức Tổng bí thư.”
Nếu đắc cử ông Dũng sẽ là tổng bí thư đảng đầu tiên là người Miền Nam. Nhưng khi ông Trọng, một hình ảnh thu nhỏ của cộng sản miền Bắc đắc cử, loại bỏ ông Dũng vốn được coi là biểu tượng cho nền kinh tế định hướng miền Nam, thì đại hội đảng 12 đã cho thấy rằng Miền Bắc vẫn nắm chắc quyền lực chính trị.
Ngày 21 tháng 1, một cựu đảng viên có tiếng đã gửi ông Trọng email trong đó nêu rõ ông Dũng là loại chính trị gia Việt Nam cần. Vị trưởng lão than thở rằng không ai trong số các ứng cử viên cho đội ngũ lãnh đạo hiểu biết các vấn đề kinh tế, và rằng tất cả họ đều yếu mềm trong việc đáp trả hành động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo một nguồn tin thân cận, tuy đã rút lui sau khi không dành được sự ủng hộ của các đại biểu để có tên trong ủy ban trung ương đảng, các chính trị gia Miền Nam vẫn cố tiến cử ông Dũng. Sự tiến cử này cho dù biết rõ những yếu kém về mặt quản lý dẫn đến việc phá sản của các công ty lớn với trị giá hàng ngàn tỷ đồng hay việc ký quyết định cho Trung Quốc được phép khai thác Boxit cũng như công khai hoạt động ở khắp nơi trên Việt nam của ông Dũng, có lẽ những chính trị gia người Miền Nam đang nỗ lực để xóa bỏ các quy định bất thành văn từ bấy lâu nay.
Có quan niệm phổ biến rằng Bắc Việt giải phóng miền Nam Việt Nam vì vậy nhiều người Việt Nam nghĩ rằng sự thịnh vượng nợ hiện tại của Việt nam là nhờ các lực lượng phía Bắc. Và việc con cái của những người phục vụ trong quân đội Bắc Việt sẽ nhận được ưu đãi khi nói đến cơ hội giáo dục và việc làm cũng được chấp nhận rộng rãi. Quy tắc ngầm ai cũng biết là người Miền Nam không thể đạt đến đỉnh cao trong hệ thống đảng.
Dù cho đã có được cho là một nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách, có ảnh hưởng lớn với lực lượng an ninh cũng như tầm hiểu biết rộng về kinh tế, nhiều đảng viên vẫn miễn cưỡng chấp nhận ông Dũng giữ vị trí lãnh đạo cấp cao với nguồn gốc là người miền Nam. Kể từ thời ông Hồ Chí Minh, 8 đời tổng bí thư đảng đều là người miền Bắc và miền Trung ( miền Trung nhưng dĩ nhiên phải không vượt quá vĩ tuyến 17 Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hóa).
Tác giả cho rằng tuy ông Dũng đã không nằm trong bộ chính trị kỳ tới, nhưng những người thân cận với ông ta vẫn còn đó như ông Đinh La Thăng hay Nguyễn Thiện Nhân. Tuy nhiên đại hội 12 lại một lần gợi nhớ đến sự phân chia vùng miền khi nhân sự có gốc gác miền Bắc cũng ở thế áp đảo ở ngay trong Bộ chính trị ( chỉ có 5 trong số 19 ủy viên bộ chính trị là người miền Nam, các nơi từng là các căn cứ địa cách mạng). Hà nội cũng đã lấn tiếp sang sông khi bổ nhiệm ông Đinh La Thăng, một người miền Bắc, làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Việc ông Thăng, một người luôn sẵn sàng cách chức cấp dưới sai phạm được đưa vào miền Nam không gì khác hơn là nhằm cản trở các chính trị gia cải cách có gốc Miền Nam. Và với sự bổ nhiệm này thì 5 năm tới sẽ khó có người miền Nam nào “leo” lên được đến chức Thủ Tướng như ông Dũng hay Chủ tịch nước như ông Sang.
Bắc Việt đã giải phóng miền Nam 41 năm với mục đích thống nhất đất nước, nhưng với sự phân chia vùng miền này thì vĩ tuyến 17 và sông Bến Hải vẫn luôn hiện hữu không chỉ trong tiềm thức người dân hai miền mà cả trong hệ thống chính trị. Sự kỳ thị vùng miền này không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả nước mà còn sẽ khó có đem lại được sự hòa giải dân tộc thật sự cho dù chiến tranh đã trôi qua gần nửa thế kỷ.