Việt Nam Thời Báo

VNTB – TT Obama tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng: Thông điệp lỗi từ Việt Nam

Lê Thanh Thảo (VNTB) Trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, nếu Tổng thống Obama không gia tăng được mối quan tâm về quyền con người trong quan hệ ngoại giao hai nước thì, thông điệp vẫn sẽ có lợi về phía chính quyền độc đảng Việt Nam: “Chúng tôi muốn bạn cải thiện nhân quyền, nhưng chúng tôi vẫn sẽ “ưu ái” cho bạn ngay cả khi bạn không đáp ứng được điều đó.”

Tiếp xúc tại Nhà Trắng

Theo hãng tin AP cho biết, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chạm chân vào thềm Nhà Trắng vào hôm thứ 3 (07/07/2015) và tiến hành cuộc họp với Tổng thống Barack Obama và các quan chức hàng đầu khác của Mĩ.

 
TBT Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc báo chí phương Tây tại Hà Nội. AP Photo/Tran Van Minh

 

Ông Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đang ở Washington trong một chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ 20 năm sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ.

 

 

 

Trước đó, ông Tổng bí thư đã dự lễ bàn giao máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, chiếc đầu tiên sản xuất cho châu Á được bàn giao cho VietNam Airlines tại sân bay quốc gia Ronald Reagan.

 

 

 

Tổng thống Obama có kế hoạch tiếp ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục. Nhà Trắng cho biết thương mại, nhân quyền và hợp tác quốc phòng được đặt lên trên chương trình nghị sự.

 

 

 

Phó Tổng thống Joe Biden cũng sẽ tổ chức một bữa ăn trưa hôm thứ 3 tại Bộ Ngoại giao với ông Tổng bí thư. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ tham dự một bữa ăn tối được tổ chức bởi Phòng Thương mại Hoa Kỳ trong khi ở Washington.

 

 

 

Tổng thống Obama vẫn chưa đến thăm Việt Nam từ khi nắm giữ chức vụ Tổng thống đến nay.

Thông điệp lỗi từ Việt Nam

John Sifton, Giám đốc Chuyên trách Châu Á của tổ chức Human Rights Watch trong một bài viết trên Huffingtonpost cho biết, việc Tổng thống Obama tiếp xúc với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng là một “sự kiện kỳ lạ”, lý do, không hẳn nằm ở vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng về mặt “nguyên thủ”, mà còn một lý do khác nữa là, người đứng đầu Đảng cầm quyền tại Việt Nam không xứng đáng bước vào Nhà Trắng khi Việt Nam vẫn còn là một nhà nước độc tài và phi dân chủ triệt để, cai trị bởi một đảng duy nhất, lấy đàn áp, bịt miệng làm chuẩn mực.

Ông cho biết, việc chính quyền Tổng thống Obama công khai đặt chuyện về vấn đề quyền con người trong tất cả các trao đổi ngoại giao ở cấp đại sứ, phái viên đã không có một kết quả thực tế. Một vài tuần trước, Tony Blinken, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đến Hà Nội. 

 
Theo Bộ Ngoại giao, Blinken hối thúc chính phủ Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và nêu lên quan ngại về việc chính quyền tiếp tục bỏ tù hoặc quấy rối các nhà bất đồng chính kiến, ông kêu gọi Hà Nội chứng minh tốt hơn cam kết cải thiện thành tích nhân quyền của mình. Tuy nhiên, khi ông Tony Blinken trở rangoài, đã không có cam kết nào về nhân quyền, không có phóng thích tù nhân chính trị.


Chuyến đi của Blinken được thực hiện ngay sau khi một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao, Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, nhân quyền và lao động đến thăm Việt Nam và tổ chức một cuộc đối thoại nhân quyền. Malinowski và phái đoàn của ông đã gặp gỡ các quan chức chính phủ và các quan chức an ninh cấp cao, bày tỏ lo ngại về các tù nhân chính trị ở Việt Nam, và bản thân ông cũng tiến hành gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo. Malinowski nói với chính phủ Việt Nam điều đại sứ Mỹ nói với họ trong nhiều năm qua: đó là cải thiện nhân quyền là một phần cần thiết để cải thiện quan hệ với chính phủ Mỹ.

Chuyến đi chưa thể được gọi là một sự thành công – nhưng chính quyền Obama đã phải trải thảm đỏ để đón tiếp ông TBT Nguyễn Phú Trọng vào thứ 3 tuần này (7/7/2015).

Không chỉ Hà Nội không có cam kết hoặc cho ra các cam kết cụ thể trong quá trình đối thoại, mà ngay trong chuyến thăm của Malinowski, phía chính quyền đã tiến hành hoạt động quấy rối nhà bất đồng chính kiến ​​và một blogger nổi tiếng, Nguyễn Chí Tuyến, người đã bị tấn công dã man bởi những tên côn đồ – gần như chắc chắn nhân viên chính phủ trong bộ thường phục.

Số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam đã giảm khoảng 50 người kể từ năm 2013, nhưng ít người trong số này được thả ra theo cam kết về quyền con người: trong nhiều trường hợp, người bị giam giữ được thả ra chỉ đơn giản là họ đã hoàn thành thời hạn ở tù của mình và bây giờ là đến thời điểm quản chế.


Hoạt động chính trị hay lên tiếng chỉ trích chính phủ sẽ đưa họ trở lại trong tù.

Và việc xử lý bất đồng chính kiến ở Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ mới, “hành hung bằng những công lực côn đồ mặc thường phục.”

Tóm lại, chỉ trích chính phủ tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với mối nguy hiểm; sự nguy hiểm chỉ đơn giản đã thay đổi.

Trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, nếu Tổng thống Obama không gia tăng được mối quan tâm về quyền con người trong quan hệ ngoại giao hai nước thì, thông điệp vẫn sẽ có lợi về phía chính quyền độc đảng Việt Nam: “Chúng tôi muốn bạn cải thiện nhân quyền, nhưng chúng tôi vẫn sẽ “ưu ái” cho bạn ngay cả khi bạn không đáp ứng được điều đó.”

 

Các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 

Tháng 8.1987, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ, Tướng John Vessey lần đầu tiên thăm Việt Nam trao đổi các vấn đề nhân đạo hai bên cùng quan tâm.

Tháng 7.1991, Văn phòng MIA chính thức đi vào hoạt động, trở thành cơ quan chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ hoạt động thường trú tại Việt Nam từ năm 1975.

Tháng 12.1991, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm việc đi lại có tổ chức từ nước này tới Việt Nam.

Tháng 11.1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được thiết lập.

Tháng 12.1992, Tổng thống Hoa Kỳ George H. Bush cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.

Tháng 1.1995, Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.

Ngày 11.7.1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Tháng 7.2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại song phương.

Tháng 11.2000, ông Bill Clinton trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm chính thức Việt Nam.

Tháng 11.2006, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam.

Tháng 6.2005, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 12.2006, lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

Tháng 6.2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 6.2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 7.2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, hai bên ra Tuyên bố chung xác lập quan hệ đối tác toàn diện.

Tháng 6.2014, Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự 123.

Tháng 10.2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Năm 2015 hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Tháng 7.2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ.

(TTXVN)

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Nguyễn Phú Trọng rút cả tỉ đồng từ ngân sách quốc gia ra tập sách mới để làm gì? (*)

Phan Thanh Hung

VNTB – Có giới tinh hoa ở Việt Nam không?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tổng Bí Thư Trong biết tất, nhưng không nói thật

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.