Việc tôn trọng và cổ xuý các nguyên tắc dân chủ, các quyền con người và quyền cơ bản nơi công sở đã tạo thành một yếu tố thiết yếu trong Hiệp ước đối tác và hợp tác của EU-Việt Nam (PCA) được ký kết vào tháng 6-2015. Những quan ngại chính của EU bao gồm các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt là các quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do truyền thông báo chí, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như việc áp dụng án tử hình. Trong khuôn khổ đẩy mạnh việc thực thi các cam kết của Hiệp Ước CPA, vào tháng 10 (2014) EU và Việt Nam đã có cuộc họp chuẩn bị cho vòng thứ 4 đối thoại cải thiện nhân quyền tổ chức vào tháng 1, 2015 tại Brussels.
Nhân quyền đã là vấn đề chính tại các chuyến thăm song phương cấp cao trong suốt năm qua. Cụ thể, vấn đề nhân quyền được nâng lên tầm cao nhất khi tổng thống Barroso đến thăm Việt Nam, cũng như chuyến đi Brussels của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ tổng thống Van Rompuy, Barroso và Schulz. Hai cuộc họp mặt Ủy ban hỗn hợp lần thứ 9 EU-Việt Nam và cuộc hội đàm chính trị cấp cao vòng 3 diễn ra vào tháng 3 đã tạo cơ hội đưa ra những mối quan ngại về nhân quyền. Thông qua các liên hệ chuẩn bị trước cho cuộc đối thoại về nhân quyền, những tuyên bố công khai và ngoại giao kín đáo, EU kêu gọi chính phủ Việt Nam loại bỏ những hạn chế đối với quyền tự do bày tỏ chính kiến và tự do thông tin báo chí; yêu cầu được thăm các tù nhân, quan sát các phiên toà xử và dựa vào nền tảng nhân đạo để trả tự do cho một số nhà hoạt động bị cầm tù đang trong tình trạng sức khỏe yếu kém. EU đã có những tuyên bố công khai về những phiên tòa kết án những người hoạt động nhân quyền, vấn đề áp dụng án tử hình và việc phóng thích một số nhân vật được quan tâm.
Hơn nữa, trong cuộc đối thoại chính trị thường xuyên, EU lặp đi lặp lại mối quan quan ngại về việc bắt giam, kết án một số nhà hoạt động và những người viết blog; kêu gọi phóng thích tất cả những người vận động nhân quyền ôn hòa bị cầm tù trong nước. Danh sách những nhân vật được quan tâm đã được EU cập nhật thường xuyên và chia sẻ với nhà chức trách Việt Nam. Việc phóng thích vào tháng 4 dành cho nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, người có tên trong danh sách nói trên và là người được trưởng phái đoàn EU thăm viếng trong tù vào tháng 6 năm 2013 là một kết quả điển hình. Thật không may, trong năm 2014 mọi yêu cầu thăm viếng các nhân vật được quan tâm đang bị cầm tù đều bị nhà nước Việt Nam từ chối. EU cũng đã gặp gỡ Bộ Công An để bày tỏ mối quan ngại đối với việc sách nhiễu và sử dụng bạo lực nhắm vào những người hoạt động nhân quyền khi họ dự định tham gia vào các buổi tổ chức về nhân quyền do cộng đồng quốc tế thực hiện.
Ngày 17/04 Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết liên quan đến việc thương thuyết cho Hiệp ước Thương mại tự do giữa EU-Việt Nam trong đó có những điều khoản liên quan đến nhân quyền, trong đó có các quyền cốt lõi về lao động.
EU thường xuyên tiếp xúc những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự, đồng thời đã có 2 chuyến tham quan và quan sát toà xử cho 2 trường hợp. EU cũng đã theo dõi những phát triển liên quan đến quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng vốn vẫn đang là vấn đề được quan tâm (đặc biệt là việc đàn áp các nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận và việc phá hủy tài sản của họ), mặc dù EU có ghi nhận những cải thiện dần dần trong việc đăng ký hoạt động của các nhà thờ. Phái đoàn đại diện EU cũng đã nhiều lần tiếp xúc với những nhà lãnh đạo thuộc các tôn giáo khác nhau.
Vào năm 2014, Việt Nam đã trải qua đợt Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) lần 2 tại Geneva. Trong khi thừa nhận rằng nhà nước Việt Nam đã có những bước đi tích cực kể từ chu kỳ UPR đầu tiên, nhiều phái đoàn (trong đó có các nước thành viên EU) đã nêu rõ sự cần thiết trong việc cải thiện quyền tự do bày tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin báo chí, không gian dành cho các hoạt động xã hội dân sự và án tử hình v.v… Việt Nam đã tham gia kiểm điểm trong tinh thần hợp tác, đã chấp nhận 182 trong số 227 khuyến nghị và sẽ đưa ra một kế hoạch hoạt động vào cuối năm để thực hiện. EU đã đóng một vai trò tích cực trong quá trình UPR và EU cũng đã được chấp thuận cho việc theo dõi cũng như cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị.
Việt Nam vẫn phải tiếp tục tạo được dấu ấn cho việc quảng bá nhân quyền trong nước lẫn quốc tế trong vai trò thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kể từ khi Việt Nam tham gia vào tháng 11-2013 (trong nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2014-2016).
EU tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống tòa án, những hình thức khác liên quan đến việc tiếp cận tư pháp, với khoản tài trợ 8 triệu Euro cho Chương Trình Đối Tác Tư Pháp (Justice Parnership Programme), một khởi sự liên doanh tài trợ bao gồm EU, Đan mạch và Thụy Điển. Dự án này hỗ trợ các cơ quan chủ lực như Bộ Tư Pháp, Tòa Án Tối Cao, Viện Kiểm Sát Tối Cao và Hiệp Hội Luật Sư; đào tạo thẩm phán, luật sư và các thành phần chuyên môn khác trong lãnh vực luật. Quản trị vànguyên tắc của pháp luật cũng là một lĩnh vực trọng tâm của chương trình MIP (Multiannual Indicative Programme) 2014-2020 đã được thông qua vào tháng 8.
Chương trình EIDHR hỗ trợ 7 dự án bao gồm một lãnh vực rộng với nhiều vấn đề như gia tăng sức mạnh quyền hạn cho những người nhiễm HIV và thành phần quần chúng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn; quyền cho những người khuyết tật, hỗ trợ cho các mạng lưới tổ chức xã hội dân sự, quyền cho những người dân tộc thiểu số, quyền công nhân và mối quan hệ trong lao động. Trong khuôn khổ của Quỹ đối thoại chiến lược – Strategic Dialogue Facility, EU cũng đã hỗ trợ các hoạt động trong các lãnh vực chống tham nhũng, quyền cho những người dân tộc thiểu số, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cai quản và di trú. Vào tháng 6 phái đoàn EU và các đại sứ quán quốc gia thành viên EU đã thông qua Lộ trình EU cho những cam kết với các tổ chức xã hội dân sự.
Nguồn: http://www.consilium.europa.eu/en/policies/pdf/st10152-en15_pdf/
(từ trang 329-331)
(từ trang 329-331)
Theo Dân Làm Báo