Việt Nam Thời Báo

VNTB – Safeguard Defenders: “Cưỡng bức trước camera:Lời thú tội được đưa lên truyền hình tại Việt Nam.”

Cưỡng bức trước camera: Lời thú tội được đưa lên truyền hình tại Việt Nam.

 

Thông cáo báo chí, ngày 11/3/2020: Năm 2017, một cựu giám đốc điều hành một công ty nhà nước khá nổi tiếng của Việt Nam sống lưu vong đã bị bắt cóc giữa ban ngày ở trung tâm Berlin. Vài ngày sau ông xuất hiện trên truyền hình của Việt Nam và thừa nhận tội lỗi của mình. Năm sau, một công dân Mỹ, sau khi bị bắt giữ trong một cuộc biểu tình trên đường phố, đã xuất hiện trên TV. Chỉ hơn một tháng trước, một nhóm người liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm, đã xuất hiện trên TV để tự thú nhận và tố cáo người khác, ca ngợi Nhà nước. Những người này, giống như những nạn nhân khác, đều bị biệt giam và bị buộc phải thú nhận phạm tội trước công chúng trước khi được toà án xét xử, thậm chí trước khi cáo trạng được hoàn thành.

Hôm nay, Safeguard Defenders công bố báo cáo, một báo cáo đầy đủ đầu tiên về việc công an Việt Nam ép buộc người bị bắt giữ phải “thú nhận tội” rồi đưa lên TV. Dường như công an Việt Nam đã học thủ thuật này từ đồng nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh chế độ gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, sử dụng công cụ sản xuất chuyên nghiệp hơn và buộc các nạn nhân không chỉ thú nhận mà còn ca ngợi chế độ và tố cáo người khác.

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA SAFEGUARD DEFENDERS

Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam

Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết.

Cưỡng bức trước camera cung cấp thông tin về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên phát các lời thú tội thu được từ việc ép buộc người đang bị giam giữ trước khi xét xử trên hệ thống truyền hình địa phương hoặc Đài truyền hình trung ương VTV. Báo cáo đã thu thập và phân tích hơn một chục chương trình phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác và cách những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư.

Việt Nam từ lâu đã bị Trung Quốc làm lu mờ. Trung Quốc là một quốc gia độc tài khác sử dụng những lời thú tội bị ép buộc để phát trên truyền hình nhằm bóp nghẹt bất đồng chính kiến, cô lập những người bảo vệ quyền và phản bác sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã sử dụng báo cáo đầu tiên của mình công bố năm 2018 mang tên Scripted and Staged: Behind the Scenes of China’s Forced Televised Confession về tình trạng ép buộc thú tội và phát trên truyền hinh ở Trung Quốc để so sánh thực tiễn ở hai quốc gia cộng sản. Giống như ở Trung Quốc, các nạn nhân Việt Nam (bị buộc) thú nhận hành động chống Nhà nước và cảm ơn chính quyền đã cho họ thấy lỗi của họ nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sản xuất đơn giản hơn, không tinh vi như các chương trình của Trung Cộng.

Một sự phát triển đáng lo ngại gần đây cho thấy Việt Nam đang sao chép một số mánh khóe của Trung Quốc- bao gồm cả lời thú tội của một cựu quan chức nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức vào năm 2017 và buộc phải nói rằng anh ta đã tự nguyện trở về để đầu thú, phát sóng lời thú tội của người nước ngoài đầu tiên vào năm 2018, và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay. Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt.

Phát sóng trên truyền hình những lời thú tội thu được bằng cách ép buộc không chỉ vi phạm luật pháp của Việt Nam về quyền tiếp cận luật sư, xét xử công bằng và quyền được bảo vệ chống tra tấn-tự buộc tội, nhà cầm quyền Việt Nam còn vi phạm các nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của các hiệp ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và các biện pháp bảo vệ tư pháp khác.

Safeguard Defenders kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ trách nhiệm của mình với tư cách là quốc gia đã ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn, và tuân thủ luật pháp của chính Việt Nam bằng cách ngay lập tức cấm việc cưỡng bức người đang bị giam giữ nhận tội rồi phát trên truyền hình. Thay vào đó, người đang bị giam giữ cần được bảo vệ theo đúng quy trình và quy định của luật pháp.

 

Báo cáo được phát hành bằng cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, có sẵn trên trang web.

 

Nguồn tham khảo:

 

https://safeguarddefenders.com/en/blog/c-ng-b-c-tr-c-camera-vi-t-nam-bu-c-ng-i-b-b-t-th-t-i-tr-n-truy-n-h-nh-nh-th-n-o?

Tin bài liên quan:

VNTB – Làm thế nào để người hoạt động đối phó với sự ép buộc phải thú tội trên truyền hình

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo