Anh Khoa lược dịch
(VNTB) – Năm 2021 được xem là một năm hứa hẹn cho tham vọng ngoại giao của Việt Nam nhằm nâng cao tầm vóc Việt Nam ở Đông Nam Á và cả quốc tế khi nắm chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. Nhưng tham vọng đó dường như đã bị virus corona cản trở.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải cho lùi hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng Tư này ở Đà Nẵng vì bệnh dịch. Hội nghị thượng đỉnh mùa xuân, gồm có các thành viên ASEAN tham gia, sẽ thảo luận về chương trình nghị sự và chiến lược ngoại giao để chuẩn bị cho các cuộc họp lớn hơn vào mùa thu – Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, một diễn đàn quy tụ các thành viên ASEAN, cùng với tám quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Là chủ tịch ASEAN lần này có ý nghĩa lớn không chỉ với Việt Nam mà cả ASEAN. Trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 1998 và 2010 Việt Nam đã thúc đẩy tạo ra thể chế mới và mở rộng quan hệ ASEAN với các cường quốc khác. Năm 2010 Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN, mời được Mỹ và Nga vào hội nghị thượng đỉnh Châu Á.
Năm nay Việt Nam hi vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP ). RCEP là một nhóm thương mại tự do bao gồm ASEAN và các quốc gia thương mại lớn khác ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Năm nay mang đến cho Việt Nam những cơ hội và thách thức ngoại giao quan trọng khác khi Việt Nam là một trong 10 thành viên không chuyên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm 2020 và 2021.
Thương mại nội khối ASEAN chỉ chiếm hơn 10% tổng số trao đổi vốn, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, so với 20% đến 30% của năm thành viên ASEAN – Indonesia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Malaysia. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào các thị trường lớn bên ngoài ASEAN, chủ yếu là Hoa Kỳ và Châu Âu hơn là thương mại khu vực.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, Việt Nam đã phát động một chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ để tham gia các hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn. Không giống như hầu hết các nước mới nổi khác, Việt Nam sẵn sàng ký kết các thỏa thuận với các quốc gia công nghiệp, vốn thường đòi hỏi mức độ tự do hóa cao để đổi lại việc hạ thấp các rào cản thương mại.
Việt Nam đã tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại tự do liên quan đến các quốc gia Thái Bình Dương, vào năm 2010. Việt Nam cũng đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu sẽ có hiệu lực trong năm nay. Việt Nam còn có 13 thỏa thuận như vậy đã đạt được hay còn đang đàm phán, bao gồm một thỏa thuận với Liên minh kinh tế Á-Âu, do Nga đứng đầu.
Giá trị chiến lược chính của ASEAN là tiềm năng trở thành một mặt trận thống nhất chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi chỉ có bốn thành viên ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei – tham gia trực tiếp vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, ASEAN, đã nhắc lại mối quan ngại về tranh chấp trong nhiều tuyên bố mấy năm nay, coi nỗ lực của Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông là mối đe dọa an ninh lớn nhất. Việt Nam lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh nhiều nhất trong ASEAN, và Hà Nội không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết hợp với ASEAN để làm đối trọng với Bắc Kinh.
Năm nay, khi một lần nữa khi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Việt Nam hy vọng sẽ lấy lại thế chủ động trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Nhưng có một chút nghi ngờ rằng dịch bệnh căng thẳng sẽ buộc Việt Nam tập trung nhiều hơn vào nội bộ hơn là quan hệ của ASEAN với thế giới bên ngoài, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Sự bùng phát, dấu vết trở lại Trung Quốc, dường như được kiểm soát ở nước này. Hiện Bắc Kinh đang quy phục ASEAN bằng viện trợ y tế. Sau khi dịch bệnh kết thúc, có khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính lớn cho họ. Cuộc tấn công mềm của Bắc Kinh sẽ là phép thử cho năng lực và sự tinh tế của Việt Nam.
Năm nay Việt Nam hi vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP ). RCEP là một nhóm thương mại tự do bao gồm ASEAN và các quốc gia thương mại lớn khác ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Năm nay mang đến cho Việt Nam những cơ hội và thách thức ngoại giao quan trọng khác khi Việt Nam là một trong 10 thành viên không chuyên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2020 và 2021.
______________
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Comment/Vietnam-s-lost-year-Coronavirus-dulls-diplomatic-ambitions