Việt Nam Thời Báo

VNTB – Biển Đông, Francis Fukuyama, Việt Nam

 

Đình Văn Phú

 

(VNTB) – Cuộc chiến tranh lạnh thứ hai giữa hai nước Trung – Mỹ sẽ xảy ra.

 

Tham vọng quyền lực chính trị của Trung Quốc thể hiện rõ nét hơn tại Biển Đông.

Hoàn cảnh bên ngoài buộc cơ chế bên trong phải thay đổi, không còn ở mức độ giữ gìn sự tồn vong của chế độ, cao hơn là chủ quyền quốc gia.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính trị toàn cầu bước vào một kỷ nguyên mới, nơi khái niệm về ý thức hệ đụng độ đã trở nên lỗi thời, như Francis Fukuyama (1989) đã từng viết với “Kết thúc Lịch sử” của mình. Với cái chết của chủ nghĩa cộng sản, sẽ không có gì thay thế được và thế giới sẽ dần chấp nhận sự hợp lý của các tư tưởng phương Tây để trở thành một nền văn hóa toàn cầu. Những người khác dự đoán các mô hình được thúc đẩy bởi các quốc gia.

Theo Newyoker các quốc gia như Trung Quốc tự gọi mình là Cộng sản, các cải cách chính trị và kinh tế đang đi theo hướng tự do. Fukuyama dẫn lại quan điểm Hegel từng viết, khi một hình thức xã hội hoàn toàn hợp lý, một quốc gia sẽ giành chiến thắng. Giờ đây, với sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản và sự hội tụ của các cường quốc thành một mô hình chính trị và kinh tế duy nhất, những dự đoán của Hegel cuối cùng đã trở thành sự thật. Sẽ có “thị trường chung” trong quan hệ quốc tế và thế giới sẽ đạt được trạng thái ổn định.

Đánh giá này trong giai đoạn Tập Cận Bình lên nắm quyền có vẻ không chính xác, nhưng quá trình này đang dần hội tụ sau thảm hoạ Covid-19. Phương Tây và Mỹ vốn bị mờ mắt bởi chuỗi cung ứng, thị trường tỷ dân của Trung Quốc đã “tỉnh ngộ” hơn. Ít nhất giờ đây nhiều người đã tin rằng Trung Quốc, chứ không phải Nga, là lực lượng mà các nước tự do và dân chủ phải đối mặt trong tương lai.

George F. Kennan, cố vấn, ngoại giao, sử gia, người tin rằng Hoa Kỳ không cần can thiệp vào các vấn đề của Liên Xô, bởi vì chủ nghĩa cộng sản đã bị định sẵn sụp đổ vì sự kém hiệu quả của chính nó. Đối với Kennan, Hoa Kỳ quan trọng duy nhất là sự bành trướng của Cộng sản không được phép.

Trung Quốc không thực sự kém như Liên Xô, chính sách “mèo đen, mèo trắng miễn bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình đã giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu” giúp Trung Quốc ghi điểm ngoại giao và được hưởng lợi khi gia nhập các tổ chức quốc tế. Thế nhưng điều này đã không còn tồn tại dưới thời đại Tập Cận Bình, người thể hiện tham vọng Trung Quốc lãnh đạo toàn cầu trong giai đoạn mới. Đụng độ đã diễn ra, với nhiều mâu thuẫn Trung – Mỹ tích tụ thời kỳ Obama, nhưng trên hết – mâu thuẫn được nổ ra khi vai trò siêu cường của Mỹ bị thách thức không kiêng dè, lợi ích kinh tế Mỹ bị “đánh cắp” nghiêm trọng.

Biển Đông trở thành địa bàn tranh giành quyền lực siêu cường khu vực Á châu – Thái Bình Dương, nguy cơ bùng phát xung đột Biển Đông ngày một lớn.

Vẻ như “Cuộc đụng độ của các nền văn minh và thiết lập lại trật tự thế giới” đang diễn ra như Huntington (1996) lập luận đúng, khi thời đại hiện nay được đánh dấu bằng sự suy yếu của bá quyền phương Tây. Sau nhiều thế kỷ thống trị, phương Tây đã mất lãnh thổ thuộc địa, mất vị trí phi thường từ sự thống trị của các vấn đề quân sự và kinh tế và không thể thiết lập quyền bá chủ văn hóa. Cụ thể, các nền cộng sản đặc sắc Trung Hoa và Hồi giáo, với sự quyết đoán và niềm tin của họ đã phát triển vượt trội về văn hóa của họ so với phương Tây, đã phá hủy mô hình “văn minh phổ quát” và đánh dấu tiềm năng gia tăng xung đột trong thế kỷ XXI.

Lập luận này áp dụng với cả Mỹ, quốc gia đang gặp vấn đề với Trung Quốc từ cuộc chiến thuế quan cho đến xử lý Covid-19.

Nhưng hậu đại dịch, Mỹ – phương Tây sẽ tiến công trả thù trên nhiều phương diện; trong đó xoá dần chủ nghĩa toàn cầu hoá.

Khi ông Trump dọa cắt quan hệ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng “Mỹ cần hợp tác với chúng tôi” để “đạt mối quan hệ song phương ổn định”. Tuy nhiên động lực và cấu trúc của trật tự quốc tế đã bắt đầu thay đổi.

Tại Biển Đông, động thái quân sự gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ “không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông để gửi đi các thông điệp của Washington. Điều quan trọng, Mỹ đã không mời Trung Quốc trong kỳ tập trận RIMPAC 2020 (Vành Đai Thái Bình Dương), vì những hành vi quân sự trong tham vọng bá quyền bành trướng muốn nuốt trọn Biển Đông. Trong khi Việt Nam là một trong 24 nước được Mỹ mời dự tập trận RIMPAC dự trù diễn ra vào giữa tháng 8 tới đây.

Rõ ràng hoàn cảnh bên ngoài buộc cơ chế bên trong phải thay đổi, không còn ở mức độ giữ gìn sự tồn vong của chế độ, cao hơn là chủ quyền quốc gia.

Tin bài liên quan:

VNTB – Covid-19 và chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào Trung Quốc (bài 19)*

Phan Thanh Hung

VNTB – Mỹ chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ra sao

Phan Thanh Hung

VNTB – Mỹ tuyên bố Trung Quốc phi pháp khi khẳng định chủ quyền trên Biển Đông 

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo