Khánh An dịch
(VNTB) – Mối đe dọa thực sự của Trung Quốc không phải là sự trỗi dậy của quốc gia này, mà là sự sụp đổ. Bởi vì tự do dễ truyền cảm hứng. Nhìn lại, những hành động chống lại Hồng Kông của Tập Cận Bình có vẻ như là xử lý vấn đề không dúng cách.
Washington Post đưa tin, Tập Cận Bình sẽ sớm thắt chặt dây thòng lọng ở Hồng Kông, chấm dứt thỏa hiệp gần 1/4 thế kỷ mà Anh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dựa trên nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” để trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Tập Cận Bình là một kẻ siêu quyền lực, hiện thân của chủ nghĩa đế quốc và là kẻ chống lại các quyền tự do cơ bản.
Ông ta đang cố đàn áp phong trào phản kháng ở Hồng Kông kéo dài 14 tháng qua, và chính Tập là kẻ phải chịu trách nhiệm khi ra lệnh cho chính quyền Hồng Kông thông qua “Luật dẫn độ”, cho phép dẫn độ công dân Hồng Kông về Trung Quốc đại lục.
Tập Cận Bình tin rằng quyết định mới nhất của ông ta sẽ khôi phục trật tự ở Hồng Kông và đảm bảo an ninh chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước bất đồng và chỉ trích nào, nhưng hành động của Tập có tác dụng ngược.
Điều đó gợi nhớ đến một sự kiện tương tự, vào năm 2012, tôi đã đến thăm vương quốc Bahrain để gặp những người đối kháng hợp pháp lẫn không hợp pháp. Chuyến đi của tôi diễn ra một năm sau cuộc nổi dậy Ngọc trai. Phong trào phản kháng bắt nguồn từ một cơn bão hoàn hảo: Mùa xuân Ả Rập, kỷ niệm 10 năm Hiến chương Hành động Quốc gia và quyết định không khôn ngoan của lực lượng an ninh khi bắn đạn thật vào người biểu tình.
Các lực lượng do Saudi dẫn đầu đã giúp chính phủ Bahrain khôi phục trật tự nhưng một vài nhà chức trách Saudi cho rằng sự giúp đỡ phải được đền đáp. Vào thời điểm đó, nhiều người Saudis đã đề cập đến ý tưởng chuyển đổi Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh không phù hợp và không hiệu quả thành một thỏa thuận liên bang. Ý tưởng phổ biến ở Riyadh, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia vùng Vịnh nhỏ hơn là Ô-man, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Kuwait Kuwait lại phản đối. Ngoài Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã là một quốc gia liên bang gồm bảy tiểu vương quốc. Đối với bất kỳ quốc gia nào khác tham gia mối quan hệ liên bang với Ả Rập Xê Út sẽ phải giao quyền tự chủ lại.
Vào thời điểm đó, Ả Rập Saudi cũng đang bất ổn ở tỉnh miền Đông. Ả Rập Shi’ites phải đối mặt với sự phân biệt đối xử cả về giáo phái lẫn kinh tế: Salafi Saudis coi đa số người Shi’ites ở tỉnh này là bất hợp pháp và người Shi’ites ở đó phẫn nộ với việc tỉnh này có các mỏ dầu nhiều dâu nhất Ả Rập Saudi nhưng chẳng nhận được lợi lộc gì từ đó.
Saudis đã đàn áp quá tay ở tỉnh miền Đông so với ở Bahrain: Trong khi Bahrain sử dụng đạn cao su, chính quyền Saudi đã sử dụng đạn thật. Một lãnh đạo cấp cao thuộc phe đối lập ở Bahrain nói. “Tôi không phản đối liên minh. Nếu chúng tôi gia nhập Ả Rập Xê Út, chúng tôi sẽ dễ dàng giúp người Shi’ites ở tỉnh miền Đông hơn”.
Cuối cùng, chính quyền Ả Rập Xê Út nhận ra họ có thể mất nhiều đến chừng nào khi muốn mở rộng quyền lực ở các tiểu vương quốc, tiểu bang và vương quốc độc lập ở biên giới phía đông.
Quay trở lại Hồng Kông: Tập Cận Bình có thể muốn chấm dứt hai hệ thống vốn cho phép Hồng Kông phát triển, nhưng sẽ khó kiểm soát tinh thần của Hồng Kông. Ngược lại, bằng cách xóa bỏ biên giới giữa Trung Quốc và Hồng Kông, sẽ đẩy nhanh sự gia tăng của các nhà bất đồng chính kiến từ Hồng Kông. Cộng sản Trung Quốc có thể kiểm soát điều đó, nhưng nó không thể cô lập Hồng Kông mãi mãi.
Bên ngoài (nhận thức) của đảng Cộng sản, hầu hết người Trung Quốc vẫn bị áp bức, triển vọng kinh tế của Trung Quốc cũng không lạc quan, chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ đã khiến Trung Quốc đi đến con đường tuyệt vọng về dân số, và chỉ làm tăng số lượng người bất đồng chính kiến.
Mối đe dọa thực sự của Trung Quốc không phải là sự trỗi dậy của quốc gia này, mà là sự sụp đổ của chính nó. Tự do có hiệu ứng lan truyền . Nhìn lại, những hành động chống lại Hồng Kông của Tập Cận Bình có vẻ như là xử lý vấn đề không dúng cách.
*Michael Rubin, hiện là học giả tại Viện Doanh nhân Mỹ (AEI).
Nguồn: https://nationalinterest.org/feature/chinas-path-self-destruction-starts-hong-kong-156641