Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ở Việt Nam có hay không con đường chính trị nghị viện?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Giải thích lý do ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước nói rằng mong muốn đóng góp cho đất nước qua con đường chính trị nghị viện.

 

Ông Hoàng Hữu Phước là đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016.

Trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình năm 2013 tại Quốc hội ngày 5/6/2013, ông Hoàng Hữu Phước đã nói: “Trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại, cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do của người dân. Do đó Luật biểu tình là không thể không có”.

Tiếp tục giải thích, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước cho biết Việt Nam cũng rút được bài học kinh nghiệm của thế giới và bản thân tình hình cụ thể của đất nước. Hơn lúc nào hết là thời điểm chín muồi để cho ra được một Luật Biểu tình. “Với kinh nghiệm đã qua thì nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân, với những gì đã xảy ra ở Bình Dương và một số địa phương đã làm người dân hiểu, nhận thức rõ ràng hơn nhu cầu đó như thế nào, khung pháp lý cũng như mức độ thể hiện… đã được đầy đủ hơn” – ông Phước nói.

Phân trần rõ thêm, đại biểu Phước nói rằng: “Cá nhân mình ủng hộ và tôi cũng vừa thống nhất thông qua. Trước đây, tôi thấy luật này chưa đủ chín muồi, tất cả cũng chỉ trên cơ sở ngôn ngữ thôi”.

Nhắc lại, bản thân ông Phước, hồi tháng 10/2011, đã đăng đàn với một bài phát biểu được soạn sẵn chỉ trích gay gắt Luật biểu tình, đề nghị Quốc Hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ.

Ông đưa ra bốn lý do phản đối Luật biểu tình: thứ nhất, biểu tình bao giờ cũng chống lại chính phủ nước sở tại; thứ hai, quyền biểu tình xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người khác; thứ ba, Luật biểu tình không phản ánh nguyện vọng của nhân dân và cuối cùng, người dân Việt Nam chưa đủ trình độ dân trí để thực hiện quyền này.

Còn lần này khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XI với lý do mong muốn đóng góp cho đất nước qua con đường chính trị nghị viện, đã đặt ra một thắc mắc là ở Việt Nam có hay không cái gọi là “chính trị nghị viện”?

Trả lời nhanh: Ở Việt Nam không có “chính trị nghị viện” theo cách hiểu phổ quát ở các quốc gia khác trên thế giới.

Nghị viện, là một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhất định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp. Các vị đại biểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản sinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm.

Nghị viện thường dùng để chỉ và gọi cơ quan lập pháp của quốc gia dân chủ, bởi vì phần lớn nội dung công việc tiến hành của nó đến từ ý muốn của người dân, do đó cũng được gọi là “cơ quan dân ý”; tuy nhiên, nghị viện cấp bậc nhà nước, được gọi là nghị viện nhà nước, gọi tỉnh lược là “quốc hội”.

Còn ở Việt Nam lại có cách hiểu khác hẳn về “nghị viện”.

Bộ trưởng văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng cho báo chí biết: “Quốc hội sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan thuộc Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 với vị trí có các ủy viên Trung ương không tái cử hoặc có tái cử nhưng thay đổi vị trí công tác”.

Nhân sự cho kiện toàn các chức danh lãnh đạo – theo lời của ông Mai Tiến Dũng, đó là những ai nằm trong danh sách ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; nghĩa là cả người đứng đầu Quốc hội cho đến nội các chính phủ đều do Bộ Chính trị ‘phân công’, chứ không đi qua con đường chính trị nghị viện như các quốc gia dân chủ khác.

Điều này được giải thích là trong hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam, Đảng Cộng sản duy trì sự lãnh đạo toàn diện với Quốc hội.


Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam kiểm duyệt phát biểu về nhân quyền của ông Biden

Do Van Tien

VNTB – Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài: coi chừng bị đi tù!

Phan Thanh Hung

VNTB – Quân xanh – quân đỏ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo