Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dư luận viên cần gì?

ngày dư luận viên

Lê Tự Do

 

(VNTB) – Nói theo ngôn ngữ dân gian, “chửi đổng” thì cần gì tốn tiền để đào tạo lực lượng dư luận viên?

 

Dư luận viên, theo một định nghĩa trên Internet là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet.

Theo trang triết học đường phố, dư luận viên “thật ra là danh từ chỉ những thành viên của cái gọi là “Viện nghiên cứu dư luận xã hội”. Viện này được thành lập chính thức vào ngày 26/01/2008, thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, hiện nay đã dàn trải khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, mỗi tỉnh thành có ít nhất 1 trung tâm gọi là Trung Tâm Nghiên Cứu Dư Luận Xã Hội, tùy theo quy mô tỉnh thành mà có phân ra các phòng ban ở quận huyện hay không”.

Nhiều người cho rằng dư luận viên nói nhiều câu trên mạng xã hội là vô cùng tào lao. Ngẫm cũng lạ. Bởi theo hai định nghĩa nói trên, dư luận viên là lực lượng do chính phủ thuê, dưới quyền quản lý trực tiếp của ban Tuyên giáo Trung ương, chẳng lẽ dư luận viên lại không có năng lực, không có kiến thức cũng không biết lập luận để phản biện vấn đề xã hội?

Nếu chỉ đơn giản, nói theo ngôn ngữ dân gian, “chửi đổng” thì cần gì tốn tiền để đào tạo lực lượng dư luận viên?

Chia sẻ về vấn đề “tự do ngôn luận”, sinh viên Long vừa lắc đầu vừa cười: “Lúc trước, mình có tham gia một đề tài luận văn. Người đứng đầu đề tài đó tuyên bố rằng các bạn có thể tự do góp ý, tự do tranh luận bởi phải có tranh luận mới tìm ra được vấn đề và khai thác vấn đề đó.

Khi nghe tuyên bố này, mình cảm thấy người trưởng nhóm thật là ‘ok’, chấp nhận phản biện, như vậy mới gọi là một phần của tự do ngôn luận. Nhưng từ công đoạn đầu, mình góp ý, đưa ra những vấn đề trong dàn ý thì ngay lập tức bị nói là “ném đá hội nghị”.

Nhận ra bạn ấy cũng chỉ là “nói một đằng lại làm một nẻo”, mình chán quá, tách nhóm ra làm riêng một đề tài. Vậy đó, “lời thật mất lòng”, đâu phải ai cũng có thể chấp nhận nhỉ!”…

Có thể nói, để đưa ra một phản biện xác đáng, là điều hoàn toàn không dễ, là một độc giả, ông Hai chia sẻ khi đọc một bài viết: “Đọc và xem tin tức trên mạng xã hội, có một số bình luận, nhìn thoáng qua là phản biện không biết có phải dư luận viên hay không, nghe có vẻ bác học nhưng coi kỹ thì là một lập luận không chắc chắn.

Lấy ví dụ điển hình, tôi có đọc một bài viết về mưu sinh của người mù nhờ vào loa kéo, cho nên nếu cấm hát bằng loa kéo thì nên xem xét những trường hợp đặc biệt như vậy.

Có người bình luận cho rằng bài viết đánh tráo khái niệm, họ cũng từng mua cho người mù nhưng mấy người mù đó không hát và họ cũng không thấy ai hát.

Cá nhân tôi, không cho là vậy. Bài viết vẫn ủng hộ chính quyền hạn chế hát karaoke bằng loa kéo nhưng nên coi kỹ lại bởi nhiều người sẽ khó khăn vì đó là chén cơm mưu sinh. Người bình luận có thể không sai nhưng không đầy đủ, bởi thực tế còn nhiều hoàn cảnh người mù dùng tiếng hát của mình để buôn bán”.

Có một giảng viên đại học Tổng hợp đã từng nói: “Khoa học là phải có phản biện”. Đúng như vậy, một vấn đề đưa ra, sẽ có ưu và khuyết của nó. Phản biện giúp người ta có thể phần nào hạn chế khuyết và đẩy mạnh ưu điểm trong vấn đề. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng chấp nhận nghe phản biện. Nếu nói quá, thậm chí có thể bị khép vào tội này tội nọ không chừng.

Và cả người phản biện cũng vậy. Nếu không đủ luận điểm với những luận cứ kèm dẫn chứng rõ ràng, thế thì chẳng khác gì “nói suông”.

Xem ra để trở thành một dư luận viên thực thụ, “xịn sò” là hoàn toàn không dễ. Và thiết nghĩ một điều, cũng chẳng cần chi nhiều lực lượng phản biện mang tên dư luận viên, chỉ cần một số có giới hạn nhưng trang bị đầy đủ kiến thức là quá đủ rồi…


Tin bài liên quan:

VNTB – Hãy nói với tôi và chúng tôi về quyền tự do

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo Công An cố tình nói láo

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Đảng đang xắn tay áo đánh vào bão*

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo