Anh Khoa dịch
(VNTB) – Sau nhiều tuần bị lực lượng an ninh bắn giết, một nhóm dân nhỏ đang hướng đến các nhóm nổi dậy đã chiến đấu chống lại quân đội lâu nay
Chú thích ảnh: Người biểu tình diễu hành với lá cờ của hội sinh viên trong cuộc biểu tình phản đối quân đội ở Mandalay, Myanmar ngày 13/4.
Feliz Solomon
Ngày 13 tháng 4 năm 2021
SINGAPORE — Vào giữa tháng Ba, một nhà hoạt động 26 tuổi ở một thị trấn miền trung Myanmar bắt đầu nhận được điện thoại từ những người biểu tình trẻ tuổi khác, hỏi liệu anh có thể giúp họ bí mật vào rừng không.
Wai Moe Naing là một thành viên của một mạng lưới nhỏ gồm những người đã bắt đầu giúp đỡ những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 để các nhóm nổi dậy đã chiến đấu với quân đội của nước này trong nhiều thập niên huấn luyện.
Trong hai tháng qua, những người biểu tình đã chứng kiến binh lính và cảnh sát bắn hàng trăm thường dân không vũ trang vào ban ngày và đột kích vào nhà họ vào ban đêm. Cuộc đàn áp tàn bạo đã gây ra các cuộc biểu tình quần chúng kéo dài trên khắp toàn quốc sau cuộc đảo chính.
Một đội ngũ người dân nhỏ nhưng đang gia tăng không còn tin rằng cuộc phản kháng phi bạo lực có thể thành công, và họ đang tìm đến nhiều nhóm vũ trang ở các vùng biên giới của Myanmar để được giúp đỡ.
Những nhóm này thuộc các dân tộc thiểu số của Myanmar và đã chiến đấu chống quân đội trong các cuộc nội chiến kéo dài nhằm đòi quyền tự chủ nhiều hơn. Một số người hiện đã lên tiếng ủng hộ phong trào tìm cách khôi phục chính phủ dân cử, bất chấp mối quan hệ không mấy êm đẹp trước cuộc đảo chính khi họ cho rằng giới lãnh đạo dân sự quan tâm giải quyết những lo ngại của họ.
Sự hợp tác mới bắt đầu đã làm dấy lên hy vọng trong số các đối thủ của chế độ mới rằng những kẻ thù của quân đội đang đoàn kết lại, đặt ra một thách thức đáng gờm đối với các tướng lĩnh nhưng cũng có nguy cơ leo thang xung đột ở cả các thành phố và vùng biên giới.
Kim Jolliffe, một nhà phân tích độc lập chuyên về xung đột cho biết: “Rõ rằng tất cả các bên rất căm thù Tatmadaw (quân đội Miến). Thật khó để tưởng tượng rằng một trong hai bên sẽ sớm bị đánh bại.”
Vào đêm thứ Năm, cư dân ở một khu phố phía bắc Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, đã kinh hoàng thức giấc vì một vụ nổ làm rung chuyển một văn phòng hành chính địa phương không .
Một chuyên gia tài chính 30 tuổi và nhà tổ chức biểu tình cho biết hai người quen của anh ta đã lên kế hoạch phóng hỏa một văn phòng tương tự ở nơi khác ở Yangon vì họ tin rằng đó là nơi chính quyền lưu giữ danh sách chi tiết của cư dân địa phương, dùng để theo dõi du khách và gieo rắc nỗi sợ hãi. Hai người này đã từ bỏ kế hoạch phóng hỏa vì tòa nhà được bảo vệ cẩn mật, người này nói thêm rằng trong khi anh ta ủng hộ các chiến thuật bất bạo động, họ ngày càng trở thành nhớm thiểu số nhỏ hơn.
Các chuyên gia cho biết quy mô của cuộc xung đột rộng lớn hơn sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các nhóm vũ trang dân tộc của Myanmar sẵn sàng hỗ trợ các chiến binh kháng chiến đô thị bằng kỹ năng, tài liệu và hướng dẫn chiến lược. Làm như vậy sẽ khiến họ có nguy cơ bị quân đội Myanmar trả đũa nghiêm trọng, lực lượng này trong quá khứ đã không ngừng tấn công dân thường ở những khu vực đó.
Anthony Davis, một nhà phân tích an ninh làm việc tại Bangkok, cho biết: “Không thiếu nam và nữ thanh niên ở các thành phố sẵn sàng chống trả, nhưng thứ họ không có là vũ khí, tổ chức và đào tạo”. “Tình trạng hiện không phải là một cuộc đối đầu — đó là một cuộc thảm sát — nhưng điều đó có thể thay đổi”.
Các binh sĩ và cảnh sát đã giết hơn 700 người kể từ cuộc đảo chính, bao gồm cả trẻ em, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một tổ chức phi lợi nhuận. Hôm thứ Sáu, lực lượng an ninh đã giết chết ít nhất 82 người ở thành phố Bago, miền trung Myanmar bằng cách sử dụng súng trường tấn công, súng phóng lựu đạn và các vũ khí sát thương khác chống lại dân thường, nhóm này cho biết.
Quân đội đã không trả lời yêu cầu bình luận. Chế độ này trước đây đã đổ lỗi cho những người biểu tình gây ra tình trạng bất ổn.
Khi các nhà chức trách ngày càng sử dụng nhiều chiến thuật bạo lực để trấn áp các cuộc biểu tình lớn, các nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình nhỏ hơn trong các khu dân cư, tránh các địa điểm họp trung tâm được canh gác nghiêm ngặt. Người dân địa phương tự thành lập các đội tự vệ, thường là nam và nữ thanh niên dùng ná cao su và khiên tự chế.
Nhưng ngay cả những cuộc biểu tình như vậy cũng trở nên nguy hiểm. Một nhà tổ chức 27 tuổi cho biết: Với việc binh lính và cảnh sát đóng quân ở gần như tất cả các ngõ ngách ở Yangon và sẵn sàng sử dụng vũ lực gây chết người, sự bực bội của những người biểu tình ngày càng tăng. Hai người bạn của anh đã bị lực lượng an ninh bắt giữ và chết trong nhà giam.
“Chúng tôi muốn phản đối theo cách bất bạo động, nhưng điều đó rất khó,” anh nói.
Ba nhà hoạt động, những người đã bắt đầu giúp đỡ những người biểu tình tiếp cận các nhóm nổi dậy, đã nói chuyện với tờ The Wall Street Journal. Một trong số họ, ông Wai Moe Naing, cho biết cho đến nay ông đã giúp 5 người thực hiện cuộc hành trình này và có một danh sách chờ đợi gồm hàng chục người. Các nhà hoạt động dành tới ba tuần trong rừng để học tập về chiến tranh phi đối xứng, chẳng hạn như nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự và tránh thương vong cho dân thường, và thực hành sử dụng những vũ khí như súng trường bán tự động và chất nổ, ông nói.
“Chúng tôi đã thử sử dụng vũ khí nhỏ thủ công nhưng không hiệu quả”, một nhà hoạt động khác giúp đỡ những người biểu tình tiếp cận lãnh thổ của phiến quân cho biết. Anh ấy cho biết anh đã đưa cho họ một bộ hướng dẫn 10 điểm — đi đâu, mang theo gì, một vài tên đường và địa danh địa phương cần ghi nhớ — và gửi họ đi huấn luyện với các nhóm vũ trang chào đón họ.
Padoh Mann Mann, phát ngôn viên của lữ đoàn 5 của Quân đội Giải phóng Quốc gia Karen, một nhóm vũ trang dân tộc có trụ sở ở đông nam Myanmar, dọc theo biên giới với Thái Lan, cho biết: “Chúng tôi phải hợp tác với nhau để loại bỏ chế độ quân sự này.” Đơn vị này đã nhận đào tạo những người biểu tình. Hai tuần trước, quân đội đã tấn công khu vực này bằng các cuộc không kích khiến ít nhất 19 người thiệt mạng và khoảng 20.000 người phải di tản.
Một số trong khoảng 20 nhóm vũ trang đã báo hiệu sự hợp tác hiếm có với phong trào ủng hộ dân chủ chính thống. Họ đã công khai đứng về phía Ủy ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw, hay CRPH, bao gồm các quan chức dân sự bị phế truất và các đồng minh của họ đang lẩn trốn và đã tuyên bố lập một chính phủ song song.
Lian Hmung Sakhong, người đại diện cho 10 nhóm vũ trang dân tộc trong các cuộc đàm phán hòa bình trước khi quân đội nắm chính quyền cho biết: “Chúng tôi liên kết với người dân và CRPH đại diện cho họ. “Chúng tôi có một kẻ thù chung.”
—Niharika Mandhana đã đóng góp cho bài viết này.
Nguồn: WSJ