Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiên hạ luận: Vầy thì khác chi ăn cướp…

Khánh Hùng

 

(VNTB) – Nếu không là ăn cướp thì thử hỏi phải gọi bằng gì, khi sắp tới đây hưu trí, hoặc phải ‘hưu non’, người lao động rút tiền bảo hiểm xã hội theo quy định, chỉ còn được nhận một nửa so hiện tại.

 

Tiền bảo hiểm là do người lao động đóng góp hàng tháng chứ có phải tiền nhà nước cho không đâu mà muốn giảm là giảm vậy. Thử hỏi tiền người lao động đóng góp hàng tháng còn hay mất, đã đi đâu mà giờ phải đề xuất giảm 50% là sao?

Thay vì rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ được từ 1,5 – 2 tháng lương tính đóng như hiện hành, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất giảm chỉ còn 1 tháng lương với hai lý do: giữ chân người lao động ở lại hệ thống có lương khi về già, và tránh được tình trạng ồ ạt rút sớm sẽ gây vỡ quỹ.

Đề xuất này vi phạm vào một nguyên tắc cơ bản đó là quyền tự do lựa chọn công việc của người lao động.

Có các băn khoăn cụ thể như sau:

Tiền lương là của người lao động, tính ra 1 năm đóng vào quỹ gần 4 tháng, rút được 2 tháng lúc tính toán cho nhận bảo hiểm xã hội lúc nghỉ hưu, hay không tìm được việc làm,… đã thiệt lắm rồi. Giờ nếu được rút 1 tháng thì gần 3 tháng kia đi đâu?”;

“Người ra luật không biết có đọc ý nghĩa của việc đóng bảo hiểm xã hội không nữa: ‘Bản chất của bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện’.

Vậy thì người lao động đóng vào bao nhiêu, thì tính tiền lãi và gốc trả cho người ta, sao phải giảm?”;

Lúc nào cũng chỉ tìm cách giảm quyền lợi của người lao động thôi. Tuổi hưu thì ngày càng tăng lên, chưa đến tuổi hưu đã chầu ông vải rồi. Vậy nên để người kao động được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, và đừng giảm quyền lợi của người lao động nữa, họ khổ lắm rồi”;

“Nói ra thì chụp mũ phản động, thử hỏi Điều 4.1, Hiến pháp ghi “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động” là để làm gì, khi mà giờ đây cán bộ của Đảng luôn chăm chăm tìm cách bóc lột đồng tiền lương của công nhân như kiểu đề xuất rút tiền bảo hiểm xã hội từ ngài Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội… Tính giai cấp đang ở đâu, hay đã tự diễn biến – tự chuyển hóa rồi?”;

Cho dù giảm tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần xuống còn 20 phần trăm đi nữa, thì cũng vẫn phải rút, vì nếu không đảm bảo được cuộc sống hàng ngày thì bắt buộc phải rút thôi, còn lương hưu có thực sự đảm bảo an sinh xã hội hay không cũng là vấn đề cân nhắc.

Nếu tiền bảo hiểm xã hội 1 lần rút ra gửi ngân hàng mà tiền lãi ròng cao hơn lương hưu, thì người lao động chọn rút tiền… Muốn giữ chân người đóng thì cần thiết phải có chính sách ưu đãi để người dân thấy cái lợi từ bảo hiểm xã hội, vì những người cần hưu trí thì không phải là người giàu có, còn người giàu họ cũng sẽ không quan tâm đến hưu là mấy…”;

“Đóng bảo hiểm xã hội để có hưu tùy thuộc vào sức khỏe và công việc. Chứ làm công nhân mà chờ đến 60 – 62 tuổi để hưu, thì chắc lúc đó chỉ được mấy tháng tử tuất thôi. Tốt nhất nên lấy một cục rồi đầu tư hoặc gửi tiết kiệm”;

Tôi đề nghị dự thảo này chỉ áp dụng cho viên chức nhà nước cấp lãnh đạo thôi. Chứ những người khác họ cực khổ lắm. Tiền của người ta đóng mà các ông các bà cứ muốn cắt xén mãi… Ác cũng vừa vừa thôi các ông, bà bề trên ạ!”;

“Bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm đối với người lao động, với số tiền mà người lao động đóng góp, vì đây là số tiền mà người lao động vất vả kiếm được, họ phải có quyền được hưởng hàng tháng, hay hưởng 1 lần là quyền của người lao động. Bảo hiểm xã hội không có quyền ép buộc, hay ràng buộc người lao động gây tổn hại đến lợi ích, quyền lợi của người lao động”;

Đó là tiền mồ hôi nước mắt của công nhân, họ cần thì họ rút, sao lại phải bắt thế này thế kia. Không trợ cấp thêm thì thôi sao lại còn giảm bớt, công nhân họ khổ như thế chưa đủ sao?”;

“Sao mấy ông lại đề nghị giảm 50% khi người lao động rút một lần? Đây là biểu hiện của suy nghĩ là tiền bảo hiểm hưu là Nhà nước cho dân, nên tư tưởng ban phát vẫn tồn tại. Các ông bà bề trên phải hiểu rằng, tiền bảo hiểm là do người lao động đóng, do vậy khi họ cần rút thì phải đảm bảo đủ, đúng và không được thiếu…

Ông bà nào đề xuất chuyện này, cho ổng về làm người lao động ‘phó thường dân’ rồi đóng hiểm để được hưởng 1 lần, ổng bả sẽ hiểu ngay là bó chổi đót cũng thối móng tay luôn đó quý ngài bề trên đáng khinh bỉ kia!”;

Quỹ bảo hiểm xã hội, giúp an sinh xã hội có thật đúng nghĩa không? Trong khi quyền lợi của người lao động trước mắt chưa thấy ông bà nào ý kiến, cơm áo gạo tiền, học phí con cái của người lao động không nghe ông bà nào nói cả. Toàn tính chuyện mấy chục năm nữa, trong khi trước mắt thì chết đói.

Nếu chính sách được như nước ngoài – kiểu như mấy ông bà đang so sánh, sao không chịu nói luôn là tất cả chi phí của con cái độ tuổi đến trường của người lao động đều miễn phí. Lúc đó không ai kêu rêu chuyện sao lại cứ bóp cổ người lao động qua mấy cái quỹ bảo hiểm, công đoàn… đâu mấy ông bà lãnh đạo ơi…”.

Tạm kết: nếu giảm, thì phải cho lựa chọn của thỏa thuận giữa đóng và không đóng. Không có chuyện quản lý một chiều, bắt phải đóng rồi quy định được rút hay không được rút, rồi tự quy định số tiền hưởng, số tháng hưởng, hệ số… của ban ơn mưa móc – bởi đó là ăn cướp chứ không phải an sinh.


Tin bài liên quan:

VNTB – Những bất cập thời COVID-19 ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – Thiên hạ luận: “Đề nghị” tức là “liệu liệu mà thực hiện”

Phan Thanh Hung

VNTB – Thiên hạ luận: xã hội trả giá đắt vì chính quyền xử lý kém

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.