Ngày 4 tháng 8, 2021
Kính gửi Ngài Antony Blinken
Ngoại trưởng
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street NW
Washington DC 20520
Kính gửi Ngoại trưởng Blinken:
Tôi đề cập về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm ngoái đánh dấu kỷ niệm 25 năm nối lại quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam, hợp tác song phương trong một số lĩnh vực quan trọng đã gia tăng và phát triển mạnh mẽ. Việt Nam chứng tỏ giá trị chiến lược trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, và vẫn là một đối tác được chào đón về mặt hợp tác an ninh. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam tiếp tục chứng tỏ thành tích đáng quan ngại về nhân quyền, tự do tôn giáo và tôn trọng tài sản tư hữu của công dân
Chấp nhận việc thực thi nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam không phải là không phù hợp với việc thúc đẩy quan hệ đối tác an ninh và kinh tế ngày càng phát triển của chúng ta – ngược lại, đây là một bước quan trọng tiếp theo trong mối quan hệ đang phát triển của chúng ta. ‘
‘Tôi đánh giá cao việc chính quyền sẵn sàng ‘ sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao của chúng ta để bảo vệ nhân quyền’, bởi vì như ngài đã nói, ‘một trong những nguyên tắc cốt lõi của nhân quyền đó là chúng mang tính phổ quát.” Trong Báo cáo Quốc gia gần đây nhất của Bộ Ngoại giao về Việt Nam cho thấy chính phủ Việt Nam đã vi phạm tính phổ quát này cũng như vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận và đã tăng cường đàn áp Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bằng cách bắt giữ và buộc tội tuyên truyền chống nhà nước đối với các thành viên của hội.’
Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo của Việt Nam đã bị vi phạm vì các điều khoản được diễn giải quá mơ hồ cho phép những hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia. Những vi phạm như theo dõi, thẩm vấn, giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với một số cá nhân phần nào vì tín ngưỡng hoặc liên kết của họ. Đối với những hành vi vi phạm có hệ thống này, tôi đề nghị ngài chỉ định Việt Nam là Quốc gia Đặc biệt cần Quan tâm, theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998.
Từ sự giám sát thường xuyên và báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao cho thấy rõ ràng hành vi của chính phủ Việt Nam rơi vào định nghĩa của IRFA về vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Hơn nữa, tôi tin rằng cần phải xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt của luật Magnitsky Toàn cầu đối với những cá nhân đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này.
Cuối cùng, nhiều người Mỹ gốc Việt đến Mỹ sau khi chạy trốn khỏi bạo lực và đàn áp của chính phủ Việt Nam. Cũng chính chính phủ này đã tiếp tục tịch thu và thu lợi từ tài sản tư hữu của những người bị buộc phải chạy trốn. Năm 1995, chính phủ Việt Nam đã dành 200 triệu đô la giải quyết các khiếu nại về tài sản của Hoa Kỳ trước ngày 28 tháng 1 năm 1995. Thật không may, mặc dù vậy, nhiều người Mỹ gốc Việt đã không nhận được tiền đền bù đất đai bị chiếm đoạt. Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao nêu vấn đề thương lượng về thỏa thuận bồi thường tài sản thứ hai với chính phủ Việt Nam cho những người Mỹ không nhận được khoản bồi thường chính đáng từ thỏa thuận năm 1995.
Trong khi các vấn đề nhân quyền quan trọng này đòi hỏi phải có hành động dứt khoát, Việt Nam vẫn là một đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tôi đồng ý với Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Việt Nam gọi khu vực này là ‘trung tâm phát triển năng động’, ‘có ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị và địa chiến lược ngày càng quan trọng’. Tôi tin rằng quan hệ song phương Việt – Mỹ có ý nghĩa sống còn đối với hòa bình và ổn định của mỗi chúng ta, và cho tất cả các quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng mối quan hệ đối tác ngày càng tăng phải được xây dựng dựa trên các giá trị về nhân quyền, tự do dân sự và tôn giáo.
Các cơ hội để mở rộng hợp tác song phương bao gồm các hoạt động hàng hải như thăm cảng, hỗ trợ nhân đạo và các cuộc tập trận cứu trợ thảm họa, và nỗ lực chống lại các mối nguy trên mạng, khủng bố và hải tặc. Tham gia vào các hoạt động an ninh này sẽ góp phần vào sự ổn định của khu vực và cải thiện khả năng tương tác giữa các chính phủ.
Có nhiều cơ hội hợp tác quốc phòng đa phương hơn nữa cũng cần được vun đắp. Việc tham gia vào các diễn đàn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đem đến các điểm giá trị để tăng cường mục tiêu hợp tác an ninh của chúng ta ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Việc mời Việt Nam tham gia các cuộc tập trận khu vực như Vành đai Thái Bình Dương vào năm 2018, cũng thúc đẩy nỗ lực chung của chúng ta nhằm đảm bảo một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như đảm bảo sự thịnh vượng chung.
Tuy nhiên, khi tiến về phía các lĩnh vực này, điều tối quan trọng là chúng ta buộc chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm nhân quyền, tự do tôn giáo và an ninh tài sản cho công dân của họ. Vì vậy, tôi yêu cầu ngài giải thích về những gì Bộ Ngoại giao đang làm để Việt Nam tham gia vào những vấn đề này. Tôi tin rằng với sự quan tâm lớn của ngài đối với nhiều vấn đề và cơ hội liên quan đến quan hệ Việt – Mỹ, chúng ta sẽ có thể thúc đẩy quyền con người cho người dân Việt Nam, đồng thời củng cố mối quan hệ an ninh quan trọng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Trân trọng,
TNS John Cornyn