Kiến nghị: Giải quyết những vấn đề cấp bách, ổn định đời sống nhân dân trong thời gian cách ly do đại dịch
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ
- Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội
Trong những ngày qua nhiều lượt người dân lao động ở các thành phố lũ lượt về quê với rất nhiều thảm cảnh. Mới đây, sau khi có tin chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 đến 15/9/2021, tình trạng dân về quê lại diễn ra với số người đông gấp bội so với lần trước, một số nơi các chốt chặn bị phá vỡ.
Nguồn gốc của tình trạng trên là do dân không thể tiếp tục sống ở thành phố vì không có tiền trả tiền thuê nhà, tiền mua lương thực thực phẩm và các chi phí cần thiết khác. Người dân về quê đã khó khăn vất vả trên đường đi, nhưng khi đến nơi, một khó khăn khác ập đến: họ không thể sống dựa mãi vào người thân khi tình hình dịch bệnh kéo dài.
Chủ trương của chính quyền thành phố động viên người dân ở lại thành phố để bớt sự lây lan dịch bệnh mất kiểm soát là một chủ trương đúng đắn; nhưng từ chủ trương đến thực hiện còn khoảng cách quá xa, lâu nay chính quyền các nơi có những đợt giúp đỡ nhưng chưa đến đúng những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy đông đảo người dân bỏ về quê không gì cản được, dịch bệnh chắc chắn lan rộng vô phương kiểm soát.
Trong tình hình này, chúng tôi, những cá nhân tổ chức ký tên dưới đây kiến nghị:
1- Phải có một chủ trương giải quyết đồng bộ thống nhất từ chính quyền trung ương.
2- Phải có một quyết định của chính phủ gồm các nội dung:
- Dân ở đâu ở yên đấy, các chủ nhà trọ tạm thời trước mắt không thu tiền nhà, sau này chính quyền sẽ trả thay tiền nhà cho đến khi dân bắt đầu đi làm trở lại.
- Chính quyền cung cấp lương thực thực phẩm và tiền mặt để dân duy trì được cuộc sống tối thiểu.
- Đối với những người đã về đến quê mà không có khả năng tự sinh sống thì chính quyền địa có trách nhiệm thực hiện cùng một chính sách như ở thành phố.
3- Quân đội bằng lực lượng của mình phối hợp với các địa phương, ban ngành, tận dụng mọi phương tiện tổ chức vận chuyển lương thực thực phẩm nhanh chóng đưa về thành phố, các quận huyện phường xã tổ dân phố cấp phát trực tiếp cho dân. Giải tỏa mọi ách tắc trong lưu thông phân phối, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống từ nông nghiệp trở lại bình thường .
Ngày 16 tháng 8 năm 2021
Xin các tổ chức, cá nhân hưởng ứng kiến nghị ghi rõ tên, nghề nghiệp/chức trách, nơi cư trú (tỉnh/thành phố) và gửi về email: giaiphapvidan@gmail.com
DANH SÁCH KÝ TÊN:
TỔ CHỨC
- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, Chủ nhiệm
- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nguyên Ngọc, Trưởng ban
…
CÁ NHÂN:
1. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Gỉai Phóng, CLB LHĐ, TPHCM
2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, CLB LHĐ
3. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, CLB LHĐ, TPHCM
4. Tô Lê Sơn, Kĩ sư, CLB LHĐ, TPHCM
5. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, CLB LHĐ, TPHCM
5. Ng Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, TPHCM
6. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, TPHCM
7. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB LHĐ, Hà Nội
8. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM, CLB LHĐ
9. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, CLB LHĐ
10. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
11. Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn
12. Hoàng Dũng, Nhà giáo- nhà nghiên cứu ngữ học, TPHCM
13. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngữ học, Hà Nội
14. Phạm Cường, Chủ nhiệm CLB đọc sách Nguyễn Huy Tưởng
15. Trần Thanh Cảnh, Dược sĩ- Nhà văn, Bắc Ninh
16. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn
17. André Menras-Hồ Cương Quyết, Nhà giáo, Paris, Pháp
18. Nguyễn Đức Tùng, Bác sĩ-Nhà thơ, Vancouver, Canada
19. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
20. Nguyễn Thành Kiên, BTV Xuất bản, Hà Nội
21. Vũ Trọng Khải, PGSTS Chuyên gia Kinh tế độc lập, TPHCM
22. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
23. Đỗ Quyên, Nhà báo-Nhà thơ, Vancouver, Canada
24. Lê Viết Yên, Nhà giáo, TPHCM
25. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn, nguyên GS Kinh Tế ĐH Laval, Quebec, Canada
….