Lê Tự Do
(VNTB) – Là phó thủ tướng, biết luật lại im lặng, nếu nói ông Đam không trách nhiệm, không liên can, xem ra là chưa đúng
[ads_color_box color_background=”#e6d8d8″ color_text=”#444″]
Điều 116 Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có điểm mới so với Điều 87 BLHS năm 999: Bổ sung, tội phạm hóa hành vi gây ly khai dân tộc (điểm b khoản 1) và hành vi chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau (điểm c khoản 1).
[/ads_color_box]
Khách thể của tội phá hoại chính sách đại đoàn kết là chính sách đoàn kết thống nhất toàn dân, chính sách dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế của Nhà nước ta.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi (bằng lời nói hoặc việc làm cụ thể) phá hoại chính sách đại đoàn kết mà cụ thể là một trong những hành vi sau đây:
– Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị-xã hội;
– Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
– Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;
– Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Chia rẽ sự đoàn kết, ủng hộ của các nước, các dân tộc trên thế giới với dân tộc Việt Nam.
Chính sách đoàn kết quốc tế phản ánh đường lối đối ngoại của Nhà nước ta đã được quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Trở lại phần đặt vấn đề ở tựa bài viết này: viên chức chính phủ là ông Vũ Đức Đam liệu có được ‘ân huệ’ khi không phải xem xét về một số quyết định của ông mang dấu hiệu vi phạm Điều 116 BLHS?
Ghi nhận tại chiều ngày 28-9-2021, cuộc làm việc khẩn với Tổ công tác đặc biệt do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì nhằm bàn phương án đi lại của người dân khi TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An từng bước mở cửa sau ngày 30-9. Tại cuộc họp, lãnh đạo hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên cũng thống nhất kiến nghị Chính phủ có chỉ thị yêu cầu sau ngày 30-9, TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai vẫn giữ nguyên các biện pháp kiểm soát như hiện nay, không để người dân từ 4 tỉnh, thành này tự phát đi về các địa phương.
Và kết quả là tổ công tác đặc biệt đã đồng ý với các tỉnh và sẽ kiến nghị với Thủ tướng sớm có công văn chỉ đạo cụ thể.
Với kết quả này đến tổ công tác, do ông Vũ Đức Đam đứng đầu, có thể nói đây là một hành vi gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Việc đi lại của người dân là tự do, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nếu không có bất kỳ khẩn cấp quốc gia hay vi phạm pháp luật, người dân được quyền đi lại, dĩ nhiên trừ những nơi bí mật quốc gia, không cho phép. Hành vi kiểm soát đi lại, yêu cầu người dân 4 tỉnh này không tự phát đi về các địa phương, dù đó chính là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn quê nhà của những người dân ấy. Rõ ràng tên gọi khác ở đây, chính là sự kỳ thị, chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân. Vì sao người dân ngoài 4 tỉnh này được đi mà trong 4 tỉnh lại không được đi?
Câu trả lời được giải thích, đó là dịch. Đồng ý luôn, vậy câu hỏi được đặt ra, trên đất nước có hình chữ S này, tỉnh nào không có dịch, tỉnh nào không có ca nhiễm? Đó là chưa nói đến việc Việt Nam đang “sống chung với dịch”. Giữa số lượng tỉnh có ca nhiễm với số lượng tỉnh “sạch”, cái nào nhiều hơn? Lấy cái thiểu số để khái quát thành quy định cho đa số, có hợp lý?
Bên cạnh đó, xét về tính nhân đạo, người dân trở về, tức là họ vẫn còn nhà, còn người thân, bà con, họ hàng ở quê; giờ đây, khi đã “mệt mỏi” với cuộc sống, với những chỉ đạo mà ông Đam đề ra, họ trở về bên mái nhà. Thay vì dang tay đón nhận, lại yêu cầu không tự phát đi về quê. Ngay cả quyền làm chủ bản thân, cũng bị tước đi?
Có ý kiến cho rằng, việc đề xuất người từ TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai không ra khỏi khu vực, chủ yếu đến từ chính quyền các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, không phải ý kiến của Vũ Đức Đam.
Đồng ý, mặc dù cũng chẳng có gì chắc chắn ý kiến đó thật sự đến từ chính quyền địa phương nếu không có ai tác động vào, bởi thực tế, nhiều địa phương vẫn dang tay đón nhận đồng bào trở về quê hương.
Trên hết, với vai trò là một phó thủ tướng, lại là người chủ trì cuộc họp, tổng hợp và phân tích ý kiến, ông Đam là người đưa ra quyết định cuối cùng, sao cho phù hợp với tình hình thực tại cũng như tuân thủ theo quy tắc của pháp luật, đem lại cuộc sống tốt cho người dân. Có những điều địa phương “quên”, ông Đam nên “khéo léo” nhắc nhở để rồi cùng đưa ra phương án tốt nhất, hiệu quả nhất.
Cũng xin được nói thêm, theo tiểu sử, ông Đam có chuyên ngành Luật. Là phó thủ tướng, biết luật lại im lặng, nếu nói ông Đam không trách nhiệm, không liên can, xem ra là chưa đúng…
Cần xem xét trách nhiệm hình sự của viên chức chính phủ Vũ Đức Đam trong vụ việc kể trên. Đó là sự cần thiết.
1 comment
Kien nghi cua bai bao rat chuan ve may Luat Hoc! Nhung, cai QD sai tram trong nhu vay la tu cap cao nhat: TT PMC kiem truong ban PC Covid?
Vay nen: O xu thien dang xa nghia nay thuong roi vao tinh canh Cong Ly di vang? Va cung vu viec nhu nhau xu Dan rat nang nhung Quan chuc nhe heu hoac bo qua?